Chi nhánh của một thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là “Chi nhánh”) là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mục đích của việc thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là để giao kết hợp đồng, thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại phù hợp với giấy phép thành lập tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu về quy định và hồ sơ để thành lập loại chi nhánh này nhé!
- Đăng ký thành lập chi nhánh cần trải qua những quy trình nào?
- Những khó khăn khi thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài
- Nên thành lập chi nhánh doanh nghiệp hay văn phòng đại diện?
Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Theo quy định của Luật thương mại 2005 và Nghị định 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết luật thương mại về thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, thương nhận nước ngoài được thành lập Chi nhánh tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải xin giấy phép thành lập Chi nhánh và đáp ứng các điều kiện cấp phép tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
Điều kiện thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
- Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Ngoài ra, thương nhân nước ngoài được phép thành lập chi nhánh không thuộc các trường hợp không cấp phép tại Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
Hồ sơ xin cấp phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài bao gồm những gì?
Một bộ hồ sơ thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài cần khá nhiều giấy tờ và phải công chứng tại các cơ quan khác nhau. Những loại giấy tờ cơ bản thương nhân cần chuẩn bị là:
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh thương nhân nước ngoài cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
- Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
- Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
- Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
- Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm: Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh; Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh theo quy định tại Điều 28 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
Để thuận tiện hơn và tránh mọi rủi ro trong quá trình thành lập chi nhánh tại Việt Nam, thương nhân nên sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam do các công ty Luật cung cấp.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về quy định, điều kiện và hồ sơ thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp vào hotline của DC Counsel để được hướng dẫn trực tiếp.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG