Dịch vụ làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thẻ tạm trú (Temporary Resident Card) là gì?

Thẻ tạm trú (Temporary Resident Card) là loại giấy tờ cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực (visa).

Thẻ tạm trú (Temporary Resident Card – TRC) là một loại thị thực dài hạn do Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Thẻ tạm trú có thời hạn ít nhất là 01 năm và tối đa là 05 năm, có giá trị thay thế thị thực. Người nước ngoài mang thẻ tạm trú chỉ cần xuất trình thẻ này khi xuất cảnh, nhập cảnh tại Việt Nam trong thời hạn của thẻ.

Thẻ tạm trú là loại giấy tờ cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực (visa).
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực (visa).

Những trường hợp nào được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 36 Luật số 47/2014/QH13 về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật xuất nhập cảnh) thì các trường hợp được cấp thẻ tạm trú gồm:

  • Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.
  • Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.

Trong đó ý nghĩa của các ký hiệu thị thực được hiểu như sau:

LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Thẻ tạm trú có thời hạn bao lâu?

Thời hạn của thẻ tạm trú được cấp phù hợp với mục đích nhập cảnh và đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày. Cụ thể:

  • Thời hạn thẻ tạm trú được cấp có giá trị ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
  • Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, ĐT và DH có thời hạn không quá 05 năm.
  • Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, TT có thời hạn không quá 03 năm.
  • Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.

Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú, gồm:

  1. Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
  2. Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
  3. Hộ chiếu;
  4. Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú.
Đội ngũ Luật Sư DC Counsel với nhiều năm kinh nghiệm, trực tiếp tư vấn pháp lý và thực hiện thủ tục tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
Đội ngũ Luật Sư DC Counsel với nhiều năm kinh nghiệm, trực tiếp tư vấn pháp lý và thực hiện thủ tục tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Quy trình cấp thẻ tạm trú như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2:  Nộp hồ sơ

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại  Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

  • Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

Thời gian nộp hồ sơ:

  • Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).

Bước 3: Nhận kết quả

  • Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả cấp thẻ tạm trú, thì yêu cầu nộp lệ phí sau đó ký nhận và trao thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả (kể cả không được giải quyết).
  • Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật).

Thời hạn & lệ phí cấp thẻ tạm trú gồm:

  • Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Lệ phí nhà nước: Tùy thuộc vào thời hạn thẻ được cấp
    • Thẻ có thời hạn 01 năm đến 02 năm:         145 USD
    • Thẻ có thời hạn từ 02 năm đến 05 năm:     155 USD

Với đội ngũ luật sư và cộng sự am hiểu pháp luật và thực tiễn nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, DC Counsel cam kết hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp dịch vụ với chất lượng cao, tiết kiệm chi phí. Quý khách không phải đi lại nhiều lần & mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính.

Sứ mệnh của chúng tôi sẽ không hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.

[gravityform id="1" title="true" description="true"]

Đội ngũ luật sư DC Counsel thường xuyên đóng góp ý kiến pháp lý trên các báo điện tử lớn nhất Việt Nam và nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.