Xác nhận Quốc tịch Việt Nam
Theo quy định tại Điều 10 Luật Nhà ở hiện hành, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (hay tên thường gọi là Việt kiều) được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở như người Việt Nam trong nước. Một trong các đối tượng đó chính là Người có quốc tịch Việt Nam – những người đã, đang và từng có quốc tịch Việt Nam nhưng không rõ hiện mình còn quốc tịch Việt Nam hay không.
Việc xác nhận quốc tịch Việt Nam sẽ giúp người Việt Nam định cư ở nước ngoài xác định được liệu mình còn quốc tịch Việt Nam hay không? Có thể trở về Việt Nam sinh sống, làm ăn và sở hữu nhà ở như những Việt Nam trong nước hay không? Hay đơn giản là từ văn bản xác nhận này mà có thể xin được hộ chiếu Việt Nam để về thăm quê hương, dòng họ một cách thuận lợi mà không phải xin thị thực mỗi lần xuất nhập cảnh.
Như vậy, để có thể thực hiện được nhiều mục đích trở về Việt Nam khác nhau thì Giấy xác nhận là người có quốc tich Việt Nam là loại giấy tờ quan trọng nhất định phải có đối với kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài.
Để xác nhận là người có quốc tịch Việt Nam cần những gì?
1. Hồ sơ xin cấp giấy xác nhận là người có quốc tịch Việt Nam gồm:
- Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 4×6;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, bao gồm:
- Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
- Giấy chứng minh nhân dân;
- Hộ chiếu Việt Nam;
- Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
- Hoặc các giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả Giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nếu trên đó ghi tên Việt Nam (họ tên người yêu cầu, họ tên cha, mẹ).
2. Quy trình xin cấp giấy xác nhận là người có quốc tịch Việt Nam gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Vui lòng liên hệ để được tư vấn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Cá nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú (trong trường hợp ở nước đó không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất) hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao hay Sở Tư pháp nơi người đó cư trú
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả. Cá nhân đóng lệ phí nhà nước theo quy định.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.
Bước 3: Nhận kết quả
- Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu và trả kết quả
3. Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Tuy nhiên, thường các hồ sơ về quốc tịch thường phải xác minh kỹ với các cơ quan có liên quan nên thời hạn giải quyết thường kéo dài hơn so với ngày hẹn trên biên nhận.
4. Kết quả
- Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.
5. Lệ phí nhà nước
- 100.000 đồng/trường hợp.
Với đội ngũ luật sư và cộng sự am hiểu pháp luật và thực tiễn nhiều năm kinh nghiệm hành nghề DC Counsel cam kết hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp dịch vụ với chất lượng cao, tiết kiệm chi phí. Quý khách không phải đi lại nhiều lần & mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính.
Sứ mệnh của chúng tôi sẽ không hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
[gravityform id=”1″ title=”true” description=”true”]