Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Vậy đăng ký thành lập chi nhánh cần trải qua những bước nào? Cần lưu ý điều gì khi hoàn thiện hồ sơ thành lập chi nhánh? Câu trả lời sẽ được DC Counsel mang đến trong những nội dung dưới đây.

Đăng ký thành lập chi nhánh cần trải qua những quy trình nào?
Đăng ký thành lập chi nhánh cần trải qua những quy trình nào?

Đăng ký thành lập chi nhánh cần thực hiện theo quy trình nào?

Quy trình thực hiện các thủ tục thành lập chi nhánh công ty cần được thực hiện như sau:

  1. Bước 1: Soạn thảo đầy đủ hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh như đã nêu ở trên.
  2. Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh của tỉnh/ thành phố nơi đặt chi nhánh. Hoặc nộp hồ sơ quả Cổng thông tin (theo hướng dẫn).
  3. Bước 3: Chờ nhận Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ cần sửa đổi, bổ sung theo phản hồi của Phòng đăng ký kinh doanh.
  4. Bước 4: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử cần mang hồ sơ bản gốc tới phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/ thành phố để nhận kết quả nếu không dùng chữ ký số công cộng.

Doanh nghiệp có quyền đăng ký thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Trường hợp lập chi nhánh trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.

Những điều cần lưu ý để không bị trả hồ sơ khi đăng ký thành lập chi nhánh là gì?

1. Tên chi nhánh

  • Theo quy định thì tên chi nhánh cần được viết bằng chữ cái trong bảng chữ tiếng việt, nếu chứa ký tự đặc biệt là F, J, Z, W, các ký hiệu và chữ số thì cần phát âm được.
  • Tên của chi nhánh sẽ phải mang tên của công ty và kèm theo từ “Chi nhánh”.
  • Khi công ty đăng ký hoạt động cho chi nhánh thì cần kèm theo tên nước ngoài và tên viết tắt của chi nhánh đó.
  • Tên Chi nhánh sẽ phải được gắn với trụ sở chính của Chi nhánh công ty. Tên Chi nhánh được in hay viết với khổ chữ nhỏ hơn tên của doanh nghiệp trên tất cả các loại giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu hay những ấn phẩm do chi nhánh phát hành.

2. Đặt trụ sở cho chi nhánh

Khi đăng ký thành lập chi nhánh và kê khai thông tin của nó thì công ty cần phải ghi rõ địa chỉ bao gồm số nhà, hẻm, ngõ, phố, đường hay các tên gọi tương đương của địa chỉ đó. Ngoài ra, công ty không được đăng ký trụ sở chi nhánh tại Nhà tập thể, chung cư theo đúng quy định của nhà nước.

3. Ngành nghề hoạt động của chi nhánh

Trong câu hỏi chi nhánh công ty là gì chúng ta đã biết được chi nhánh sẽ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty, do đó ngành nghề của chi nhánh và ngành nghề của công ty cần có sự tương đồng với nhau.

4. Về người đứng đầu chi nhánh

Người được bổ nhiệm đứng đầu chi nhánh KHÔNG thuộc những trường hợp sau:

  • Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong những doanh nghiệp nhà nước
  • Người chưa thành niên hoặc người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự và tổ chức không có tư cách pháp nhân
  • Người đang chấp hành hình phạt tù, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chịu xử lý hành chính tại những cơ sở cai nghiện bắt buộc,….

Mọi thắc mắc về vấn đề đăng ký thành lập chi nhánh công ty, khách hàng vui lòng liên hệ trự tiếp với DC Counsel qua hotline hặc tin nhắn dưới đây.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN

Điện thoại: 028.6654.0777 - Email: info@dccounsel.vn
0917.555.253 (LS Thiên Thanh) - 0911.410.053 (LS Ngọc Trâm).
0912.454.342 (LS Mai Hạnh) - 0908.060.304 (LS Đức Chánh).
Văn phòng: Lầu 6, 99 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Đội ngũ luật sư DC Counsel thường xuyên đóng góp ý kiến pháp lý trên các báo điện tử lớn nhất Việt Nam và nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.

 

Leave a Reply