Kinh doanh thương mại
Tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Khi phát sinh tranh chấp thì doanh nghiệp cần tìm đến tổ chức nào để giải quyết một cách có hiệu quả, nhanh gọn, tránh những tổn thất quá lớn cho doanh nghiệp? Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ yếu được giải quyết thông qua 4 biện pháp chính và trong đó, giải quyết bằng con đường Tòa án và Trọng tài kinh tế là chủ yếu.
1. Giải quyết tranh chấp kinh doanh & thương mại thông qua thương lượng.
Đây là biện pháp các bên áp dụng trước khi đi kiện khi pháp sinh tranh chấp. Các bên sẽ đưa ra trao đổi bàn bạc các biện pháp để đi đến thống nhất chung cho việc giải quyết tranh chấp. Các bên có thể trực tiếp hoặc thông qua đại diện gặp nhau đàm phán để giải quyết những vấn đề phát sinh. Trong hình thức thương lượng, các bên có quyền tự do ý trí, bình đẳng, cùng nhau xem xét vấn đề trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành. Nếu các bên đạt được sự thoả thuận thì coi như tranh chấp được giải quyết.
2. Giải quyết tranh chấp kinh doanh & thương mại thông qua trung gian hoà giải.
Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua một người thứ ba gọi là hoà giải viên. Hoà giải viên được các đương sự chọn có nghĩa vụ “trung lập” tạo điều kiện giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được một giải pháp để điều hoà lợi ích khắc phục mâu thuẫn bất đồng đã phát sinh. Hoà giải viên sẽ tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên để tìm hiểu kỹ nội dung tranh chấp, đưa ra những lý giải, phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và của bên kia để cùng tìm ra một giải pháp thống nhất giải quyết tranh chấp hợp tình hợp lý.
3. Giải quyết tranh chấp kinh doanh & thương mại thông qua trọng tài kinh tế
Tranh chấp kinh doanh thương mại được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tự thoả thuận lập ra nhằm giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp.
- Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.
- Nhược điểm: Giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao.
Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.
4. Giải quyết tranh chấp kinh doanh & thương mại thông qua thủ tục toà án.
Theo Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011). Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. + Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại Tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.
Chính vì vậy, tùy vào vụ việc và ý kiến tham vấn của Luật sư. Các bên trong tranh chấp, đặc biệt là các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, tốt nhất cho mình.
Với đội ngũ luật sư và cộng sự am hiểu pháp luật và thực tiễn nhiều năm kinh nghiệm hành nghề DC Counsel cam kết hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp với chất lượng cao, tiết kiệm chi phí. Quý khách không phải đi lại nhiều lần & mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính.
Sứ mệnh của chúng tôi sẽ không hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
[gravityform id=”1″ title=”true” description=”true”]