Một công ty có thế có rất nhiều chi nhánh trong và ngoài nước. Những điều này mang lại không ít cơ hội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như tạo ra không ít thách thức cho họ bởi việc cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Nhưng để thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài, bạn phải đáp ứng được những gì mà pháp luật của cả Việt Nam và đất nước chi nhánh được thành lập quy định.
- Pháp luật có những quy định gì về việc thành lập chi nhánh tại nước ngoài?
- Những quy định mới nhất về thành lập chi nhánh khác tỉnh 2019
- Những quyền và nghĩa vụ cần đảm bảo khi thành lập chi nhánh công ty
Thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài được căn cứ pháp lý như thế nào?
Các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ của nước ta đều có quyền thành lập chi nhánh ở trong và ngoài nước. Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chi nhánh khác nhau tùy vào năng lực tài chính của mình ở mỗi địa phương theo địa giới hành chính.
Để có thể thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và đáp ứng đúng theo những gì mà pháp luật quy định.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Vì vậy khi Công ty Có trụ sở tại Việt Nam thành lập Chi nhánh ở Nước ngoài, Bạn phải làm thủ tục thông báo tới phòng Đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Căn cứ pháp lý thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài
- Luật doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Cụ thể tại Khoản 5 Điều 33 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Hồ sơ, quy trình thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài cần chuẩn bị gì?
1. Hồ sơ
Khi thành lập chi nhánh ở nước ngoài, công ty phải có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung, sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bộ hồ sơ thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh được điền đầy đủ thông tin với chữ ký và con dấu của công mẹ
- Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản cuộc họp về việc thành lập chi nhánh.
- Bản photo công chứng các giấy tờ liên quan đến người đứng đầu chi nhánh.
2. Quy trình thực hiện
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ sẵn sàng, công ty tiến hành đem nộp hồ sơ đến Cơ quan chức năng.
Sau thời hạn 03 ngày làm viêc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chứng năng sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp. Nhưng nếu hồ sơ cần bổ sung hay có sửa đổi gì thêm thì doanh nghiệp vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh. Lúc này, hồ sơ sẽ được gửi trả về kèm theo văn bản có ghi rõ những yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc tiến hành đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay, việc thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài đã không còn khó khăn như trước. Chỉ cần chuẩn bị hồ sơ thật tốt thì trong một thời gian ngắn thôi chi nhánh của bạn đã có thể đi vào hoạt động rồi.
Nếu bạn còn thắc mắc về quy trình thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài, hãy liên hệ ngay với DC Counsel, dịch vụ thành lập chi nhánh chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề trong thời gian sớm nhất.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG