Thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
Văn Phòng Đại Diện của thương nhân nước ngoài là gì?
Theo khoản 6 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định rằng:
“Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép”.
Chức năng Văn Phòng Đại Diện của công ty nước ngoài:
- Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện chức năng văn phòng liên lạc hợp pháp, để giao dịch, liên hệ với các đối tác.
- Văn phòng đại diện thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến – thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện tại thị trường mới.
- Trụ sở của Văn phòng đại diện không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở.
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài:
Để thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thủ tục thành lập Văn Phòng Đại Diện công ty nước ngoài:
STT | Nội dung |
1 | Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài |
2 | Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện |
3 | Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài |
4 | Báo cáo tài chính có kiểm toán năm gần nhất
Hoặc: Văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp. Hoặc: Xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. |
5 | Hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện |
6 | Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:
|
Lưu ý: Các văn bản do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang Tiếng Việt.
Thời gian thực hiện thành lập Văn Phòng Đại Diện của thương nhân nước ngoài:
- 07 ngày làm việc bắt đầu từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện hoặc trong trường hợp trụ sở trên được đặt trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thì Ban quản lý các khu đó sẽ cấp Giấy chứng nhận thành lập hoạt động văn phòng đại diện.
Sau khi đăng ký thành lập Văn Phòng Đại Diện công ty nước ngoài cần làm gì?
- Tiến hành mở tài khoản tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Đăng ký mã số thuế để được cấp mã số thuế cho Văn phòng đại diện.
- Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.
- Mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện.
Cần lưu ý gì trong quá trình hoạt động?
- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập của văn phòng đại diện.
- Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động trực tiếp kinh doanh sinh lợi nhuận.
- Văn phòng đại diện không được ký kết các hợp đồng kinh tế với đối tác trừ khi có ủy quyền từ trụ sở chính.
- Văn phòng đại diện không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện.
- Văn phòng đại diện không được trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại.
- Văn phòng đại diện không được trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của thương nhân do mình đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Văn phòng đại diện không được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triễn lãm thương mại.
- Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Mỗi đơn vị phải lập và nộp đầy đủ các biểu mẫu báo cáo và các thủ tục liên quan trong thời gian nhất định để tránh phát sinh các khoản phạt từ các cơ quan nhà nước.
Sử dụng dịch vụ thành lập Văn Phòng Đại Diện Nước Ngoài, Quý Khách được gì?
- Tiết kiệm thời gian thực hiện (được tư vấn soạn hồ sơ chuẩn xác nhất)
- Tư vấn, hỗ trợ, trực tiếp soạn thảo hồ sơ, thực hiện các bản giải trình phát sinh trong quy trình xin Giấy phép (nếu có).
- Tư vấn, hỗ trợ và các chính sách hậu mãi khác nếu khách hàng có nhu cầu liên hệ DC Counsel thực hiện các thủ tục sau khi xin được Giấy phép.
Với đội ngũ luật sư và cộng sự am hiểu pháp luật và thực tiễn nhiều năm kinh nghiệm hành nghề DC Counsel cam kết hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp của thương nhân nước ngoài với chất lượng cao, tiết kiệm chi phí. Quý khách không phải đi lại nhiều lần & mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính.
Sứ mệnh của chúng tôi sẽ không hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
[gravityform id=”1″ title=”true” description=”true”]