Thành lập văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Vậy những quyền lợi và nghĩa vụ doanh nghiệp cần phải tuân thủ là gì khi quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện? Cùng tìm hiểu trong những nội dung dưới đây nhé.

Quyền lợi khi quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện
Quyền lợi khi quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện

Khái niệm, chức năng văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Chức năng chính của văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới. Khi quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp sẽ được hưởng một số quyền lợi nhất định.

Chức năng văn phòng đại diện: 

Văn phòng đại diện được quyền đăng ký con dấu riêng để thuận tiện cho quá trình hoạt động, không phải đặt cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp muốn thực hiện thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài tỉnh thành đang đặt trụ sở nên thành lập văn phòng đại diện.

Do đó văn phòng đại diện không có chức năng kinh Doanh, không được phát sinh doanh thu cũng như ký kết hợp đồng với khách hàng mà chỉ được thực hiện các công việc xúc tiến, giao dịch thay cho công ty mẹ. Vì vậy, ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại điện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố đều được.

Quyền và nghĩa vụ khi quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện là gì?

1. Quyền của văn phòng đại diện

  • Có giấy phép thành lập, có con dấu tròn, có tài khoản ngân hàng riêng;
  • Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ;
  • Hoạt động, hỗ trợ các giao dịch kinh doanh nhân danh và sự ủy quyền của trụ sở chính;
  • Không phải nộp thuế môn bài hằng năm (trừ một số trường hợp đặc thù, văn phòng có tham gia một phần vào chuỗi tạo ra doanh thu cho trụ sở chính);
  • Không phải lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hay kê khai các loại thuế (tất cả sẽ hoạch toán phụ thuộc và kê khai theo trụ sở chính).

2. Nghĩa vụ văn phòng đại diện

  • Phải tiến hành đăng ký kinh doanh hợp pháp;
  • Phải treo biển hiệu và hoạt động theo các qui định của Luật doanh nghiệp và trong phạm vi ủy quyền của trụ sở chính;
  • Không được trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, dịch vụ;
  • Lập, lưu trữ hồ sơ sổ sách để báo cáo về cho công ty mẹ và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước.

Quy trình cần phải trải qua khi quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện là gì?

Đầu tiên, thương nhân nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định này, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định này và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ quản lý ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, cơ quan cấp Giấy phép hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN

Điện thoại: 028.6654.0777 - Email: info@dccounsel.vn
0917.555.253 (LS Thiên Thanh) - 0911.410.053 (LS Ngọc Trâm).
0912.454.342 (LS Mai Hạnh) - 0908.060.304 (LS Đức Chánh).
Văn phòng: Lầu 6, 99 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Đội ngũ luật sư DC Counsel thường xuyên đóng góp ý kiến pháp lý trên các báo điện tử lớn nhất Việt Nam và nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.

 

Leave a Reply