Cùng với xu hướng hội nhập hiện nay, việc người nước ngoài nhập cư không còn là vấn đề xa lạ tại các quốc gia trên thế giới. Ngay cả tại Việt Nam, số lượng người nước ngoài đến không chỉ để du lịch mà còn sinh sống và làm việc với số lượng ngày càng tăng. Chính vì thế chính sách dành cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam hiện nay đã được nới lỏng đáng kể. Vậy những đối tượng người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam 2019 là ai? Những quy định mới nhất về thủ tục người nước ngoài mua nhà là gì? Cùng đọc bài viết này để có câu trả lời nhé!

Những đối tượng người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam 2019
Những đối tượng người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam 2019

Những đối tượng người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam 2019 là ai?

Theo quy định tại điều 5 luật đất đai 2013 thì: “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

  1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
  2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
  3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
  4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
  5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
  6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
  7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài chỉ có quyền sở hữu nhà ở dưới 2 hình thức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Những quy định mới nhất về dành cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam 2019

Theo luật Nhà ở được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 25/11/2014, nới rộng quy định về sở hữu bất động sản tại Việt Nam của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Điều 159 nêu rõ cá nhân nước ngoài “được nhập cảnh vào Việt Nam” thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở. Điều 160, khoản 4 có nêu thêm: “Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà tại Việt Nam”.
Sau luật, thì ngày 20/10/2015 Chính phủ mới ban hành Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Khi Nghị định này được ban hành, các quy định được chi tiết hơn, một số thắc mắc đã được giải đáp bao gồm:
  • Điều kiện mua nhà được làm rõ, không chỉ còn là “được nhập cảnh vào Việt Nam”, mà phải có “Hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu xuất nhập cảnh” và không thuộc diện ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
  • Chỉ được mua trong các dự án nhà ở thương mại, không thuộc khu vực quốc phòng, an ninh.
  • Chỉ được mua từ Chủ đầu tư (Sau đây xin viết tắt là CĐT) hoặc Người nước ngoài bán lại.
  • Không có quy định hạn chế cho 1 cá nhân được mua bao nhiêu căn, nhưng trong 1 dự án thì không được sở hữu quá 30% số căn hộ/tòa, và 10% số lượng căn nhà đất trong một đơn vị hành chính (nhưng không vượt quá 250 căn).
  • Thời gian sở hữu là 50 năm (tính từ khi cấp Giấy Chứng Nhận Quyền sở hữu nhà sau đây xin viết tắt là GCNSH)
  • Các loại BĐS được sở hữu vĩnh viễn đối với người VN, cá nhân nước ngoài sau 50 năm có thể xin gia hạn thêm 50 năm nữa (1 lần duy nhất).
  • BĐS người nước ngoài sở hữu có thể cho thuê, sử dụng đúng mục đích, bán lại cho người nước ngoài khác hoặc người Việt Nam
  • Mọi giao dịch mà người nước ngoài không đủ điều kiện hoặc vượt quá số lượng quy định đều không có giá trị pháp lý và không được cấp GCN. Trường hợp này, bên bán phải bồi thường thiệt hại.

Để được hỗ trợ hoàn thành hồ sơ, thủ tục mua nhà tại Việt Nam nhanh nhất, khách hàng vui lòng liên hệ với DC Counsel qua hotline để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *