Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam sẽ được nhà nước Việt Nam đảm bảo rất nhiều quyền lợi giống như một công dân Việt Nam. Song, bên cạnh đó, người nước ngoài cũng cần đáp ứng những điều kiện mà pháp luật Việt Nam đã đặt ra. Vậy những quyền lợi mà người nước ngoài cư trú được hưởng là gì? Và cần đảm bảo những điều kiện gì khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam? Cùng đọc bài viết này để có câu trả lời nhé.

Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hưởng những quyền lợi gì?
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hưởng những quyền lợi gì?

Những quyền lợi người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hưởng là gì?

Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:

  • Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;
  • Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;
  • Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;
  • Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;
  • Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;
  • Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;
  • Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân;
  • Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh được Bộ Công an xem xét cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam cần đảm bảo những điều kiện gì?

Không chỉ đơn giản là việc hiểu được người cư trú là gì, hơn hết chúng ta cần phải hiểu rõ khi nào thì một người nước ngoài được cư trú tại Việt Nam. Vậy những cá nhân cư trú ở Việt Nam sẽ cần phải đáp ứng một trong số những điều kiện chúng tôi nêu ra dưới đây:

  1. Có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính theo đơn vị và thời hạn là một năm dương lịch hoặc là trong vòng 12 tháng liền tính từ ngày đầu tiên họ có mặt ở đất nước Việt Nam ta. Ngày đến và ngày rời khỏi Việt Nam được tính gộp vào là 1 ngày.
  2. Trong đó, ngày mà người công dân đến Việt Nam cũng như ngày rời khỏi lãnh thổ của Việt Nam được tính toán dựa vào các căn cứ là sự chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền về việc quản lý xuất nhập cảnh. Điều đó thể hiện rõ ràng, cụ thể trên chính hộ chiếu của công dân đó hoặc trong giấy thông hành.
  3. Nếu như công dân nhập cảnh và xuất cảnh cùng trong thời gian là một ngày thì lúc đó sẽ được tính gộp chung lại và tính làm ngày cư trú. Vậy là khi cá nhân đã thực hiện tuân thủ các hướng dẫn cơ bản này sẽ được tính là sự hiện diện của cá nhân đó ở trên lãnh thổ của Việt Nam.
  4. Có nơi ở một cách thường xuyên trên lãnh thổ Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau đây:

Có nơi ở thường xuyên đảm bảo tuân thủ đúng quy định về luật cư trú của pháp luật Việt Nam

  • Với công dân là người Việt Nam: nơi ở thường xuyên chính là nơi mà người cá nhân đó sinh sống một cách thường xuyên, mang tính chất ổn định và không có thời hạn ở một địa chỉ nhất định, có đăng ký thường trú đúng theo quy định của pháp luật.
  • Với công dân là người nước ngoài sinh sống, cư trú tại Việt Nam: nơi ở thường xuyên của họ chính là nơi thường trú của họ được ghi ở trong Thẻ thường trú hoặc là nơi ở tạm trú đăng ký trong Thẻ tạm trú được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền của Bộ công an.

Có nhà được thuê để sinh sống tại Việt Nam theo quy định về nhà ở của pháp luật Việt Nam, đáp ứng điều kiện có hợp đồng thuê nhà từ đủ 183 ngày trở nên thuộc năm tính thuế.

  • Cá nhân chưa hoặc là không có nơi ở thường xuyên nhưng lại có tổng số ngày thuê nhà ở theo hợp đồng với mức 183 ngày trở lên trong năm tính thuế. Như vậy cũng sẽ được tính là một cá nhân cư trú, ngay cả đối với các trường hợp thuê nhà ở thuộc nhiều địa chỉ, nhiều nơi khác nhau.
  • Nhà thuê ở được tính bao gồm: khách sạn, nhà khách, nhà trọ, nhà nghỉ, ở ngay tại nơi làm việc, tại cơ quan, trụ sở,… Trong đó không phân biệt là cá nhân cư trú đứng ra thuê hay là trường hợp những người chủ sử dụng lao động thuê cho.

Như vậy, việc chứng tỏ ai đó là đối tượng cư trú của nước ngoài sẽ cần được căn cứ vào giấy chứng nhận cư trú. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này bạn đã có thể nắm được những quyền lợi và và điều kiện cần đáp ứng khi cư trú tại Việt Nam để có sự chuẩn bị tốt nhất cho những dự định sắp tới.

Xem thêm:  DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN

Điện thoại: 028.6654.0777 - Email: info@dccounsel.vn
0917.555.253 (LS Thiên Thanh) - 0911.410.053 (LS Ngọc Trâm).
0912.454.342 (LS Mai Hạnh) - 0908.060.304 (LS Đức Chánh).
Văn phòng: Lầu 6, 99 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Đội ngũ luật sư DC Counsel thường xuyên đóng góp ý kiến pháp lý trên các báo điện tử lớn nhất Việt Nam và nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.

 

Leave a Reply