Hiện nay, người nước ngoài đã được phép mua nhà tại Việt Nam nếu có nhu cầu định cư và sinh sống lâu dài. Tuy nhiên để mua được nhà ở phải đáp ứng điều kiện nhất định và cần phải thực hiện theo đúng trình tự pháp lý mà pháp luật Việt Nam đã quy định. Cùng tìm hiểu về những điều kiện và quy trình chuẩn dành cho người nước ngoài muốn mua nhà ở Việt Nam trong bài viết này nhé.
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hưởng những quyền lợi gì?
- Điều kiện để người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam là gì?
- Những điều cần nắm rõ về quy chế pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam
Người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam cần căn cứ theo cơ sở pháp lý nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 thì đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”.
Và khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định rõ về hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Vì vậy, người nước ngoài hoàn toàn có thể mua nhà ở tại Việt Nam.
Đối tượng và hình thức sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam
1. Đối tượng người nước ngoài được quyền mua nhà ở tại Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và văn bản pháp luậtliên quan;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Hình thức sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan;
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. (Trừ các dự án nhà ở thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ Việt Nam).
Theo đó người nước ngoài bao gồm cả tổ chức và cá nhân người nước ngoài chỉ được mua nhà ở là chung cư hoặc biệt thự, nhà ở liền kề trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, tức có hạ tầng và nhà đã xây dựng. Người nước ngoài không được mua đất nền, nhà ở trong khu dân cư.
Người nước ngoài muốn mua nhà ở Việt Nam cần thực hiện theo quy trình nào?
Căn cứ Luật Nhà ở 2014, thủ tục để cá nhân nước ngoài thực hiện giao dịch mua bán nhà ở tại Việt Nam được quy định:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết chứng minh đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Bước 2: Ký kết hợp đồng mua bán nhà ở. Hợp đồng phải có các nội dung theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014; phải được công chứng, chứng thực. Căn cứ: Điều 121, khoản 1 Điều 122 và khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở 2014.
- Bước 3: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Nhà ở 2014, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
- Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận
Nếu bạn là người nước ngoài đang muốn mua nhà ở Việt Nam nhưng không biết mình có đủ điều kiện không, cần phải bắt đầu từ đâu thì hãy gọi ngay đến hotline của DC Counsel để được tư vấn cụ thể nhất nhé.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG