Trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam vì đây là thị trường có tiềm năng phát triển và dễ mang về nguồn lợi nhuận cao. Tuy nhiên, trước khi thành lập công ty, bạn cần nên tìm hiểu tất tần tật về những điều cần lưu ý khi muốn bước chân vào thị trường Việt Nam. Chính vì thế, bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về loại hình, thủ tục và những thứ quan trọng cho việc thành lập công ty.

Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần lưu ý kỹ điều gì?
Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần lưu ý kỹ điều gì?

Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam được quyền chọn những loại hình công ty nào?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, người nước ngoài có thể thành lập công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tại Việt Nam.

1. Công ty TNHH 100% vốn đầu tư nước ngoài

Điều 38. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:

  • Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
  •  Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
  • Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

Điều 63. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
  • Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài

2. Thành lập Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần chuẩn bị những gì?

Để thành lập công ty tại Việt Nam, người nước ngoài trước hết cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014.

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ nhân thân như Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh nhân thân như thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
  • Đối với thành viên hoặc cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn của Công ty Luật DC Counsel về vấn đề thủ tục để người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam. Nếu còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, xin liên hệ với hotline của DC Counsel để được tư vấn trực tiếp.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và có tâm với nghề, đã thành công khá nhiều hợp đồng nên cam kết 100% hoàn thành nhanh và đầy đủ nhất. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để có báo giá sớm nhất.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *