Ngày nay, Việt Nam đang rất chú trọng vào việc giao lưu và hội nhập với thế giới. Do đó nên việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam không còn là vấn đề xa lạ và khó khăn. Tuy nhiên, với những chính sách mới, không phải ai cũng hiểu hết các quy định của pháp luật về thủ tục và điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài 2019 theo pháp luật Việt Nam. 

Kết hôn có yếu tố nước ngoài 2019 cần tuân thủ điều kiện gì?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài 2019 cần tuân thủ điều kiện gì?

Cần tuân thủ những điều kiện gì khi kết hôn vó yếu tố nước ngoài 2019?

Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn (khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình). Cụ thể nam đã bước sang tuổi 20 (ngày hôm sau của sinh nhật lần thứ 19), nữ đã bước sang tuổi 18 (ngày hôm sau cảu sinh nhật lần thứ 17) là đủ tuổi kết hôn.

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở (khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình). Điều này được thể hiện qua việc cả hai bên nam, nữ đều ký vào Tờ khai đăng ký kết hôn và thể hiện ý kiến tại Lễ đăng ký kết hôn.

Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài 2019 không được vi phạm điều cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây (Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình):

  • Người đang có vợ hoặc có chồng;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
  • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
  • Giữa những người cùng giới tính.  

Trong việc đăng ký  kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tiến hành tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (trong đó có Cơ quan đại diện) thì mỗi bên ngoài việc phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn, người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định tại Điều 9 và 10 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (điều kiện về độ tuổi, tự nguyện và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn như nêu ở trên).

Kết hôn có yếu tố nước ngoài 2019 được thực hiện theo trình tự nào?

  1. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện có thẩm quyền.
  2. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định.
  3. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận cho người có yêu cầu và chuyển hồ sơ cho Phòng Tư pháp giải quyết.
  4. Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và xác minh (nếu cần thiết), nếu thấy các bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
  5. Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp nhận lại hồ sơ và Giấy chứng nhận kết hôn, thông báo cho đương sự biết thời gian tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn.
  6. Khi đăng ký kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt, nếu hai bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ ký cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
  7. Hai bên nam, nữ nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

Trường hợp UBND cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ.

Để chuẩn bị hồ sơ tốt nhất khi kết hôn có yếu tố nước ngoài 2019, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật DC Counsel để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết nhất.

Xem thêm: Báo giá dịch vụ tư vấn kết hôn với người nước ngoài ở TP. Hồ Chí Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *