Xu hướng lấy người nước ngoài ngày càng phổ biến, đặc biệt là đối với các cô dâu Việt. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn. Một trong những quy định mà cả hai vợ chồng cần phải tuân thủ đó chính là nộp lệ phí kết hôn. Vậy lệ phí kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào và số tiền cần nộp là bao nhiêu? Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay.

Lệ phí kết hôn với người nước ngoài tại Việt nam được quy định như thế nào?
Lệ phí kết hôn với người nước ngoài tại Việt nam được quy định như thế nào?

Cần bao nhiêu lệ phí để kết hôn với người nước ngoài?

Hiện nay theo quy định của pháp luật thì mức lệ phí đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam không có một mức cụ thể mà lệ phí này sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố quyết định dựa trên điều kiện thực tế của địa phương đó. Do đó công dân Việt Nam ở tỉnh, mức phí cụ thể tùy thuộc UBND cấp quận, huyện nơi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn nhưng không vượt quá 1.500.000 đồng (mức phí này do nhà nước quy định).

Đối với các khu vực đặc biệt thì mức phí được quy định có sự khác biệt rõ rệt, cụ thể:

  • Khi đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã (trường hợp kết hôn ở khu vực biên giới) miễn lệ phí.
  • Khi đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, mức phí 70 USD.

Cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì để hoàn thành thủ tục kết hôn với người nước ngoài?

  • Tờ khai theo mẫu quy định;
  • Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  • Ngoài giấy tờ trên nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn.

  • Kết hôn ở Việt Nam: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm: Thực hiện phỏng vấn; niêm yết việc kết hôn; nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ  đăng ký kết hôn; báo cáo kết quả.
  • Kết hôn ở cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, cơ quan đại diện có trách nhiệm: Thực hiện phỏng vấn các đương sự; niêm yết việc kết hôn; nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn.

Sau ngày hẹn trả hồ sơ 05 ngày làm việc, nếu hai bên nam nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì hồ sơ sẽ bị huỷ bỏ (không hoàn lại lệ phí). Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn về thời gian thì phải có đơn trình bày và hẹn ngày đến ký Giấy chứng nhận kết hôn, thời hạn kéo dài thêm không quá 90 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp hẹn trả kết quả. Hết thời hạn này nếu các đương sự vẫn có yêu cầu kết hôn thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Những điều kiện cần phải nắm rõ trước khi kết hôn với người nước ngoài là gì?

Ngoài những thủ tục pháp lý mà bạn và người bạn đời phải chuẩn bị để nộp lên các cơ quan trên thì còn phải tuân thủ những điều kiện sau đây để hợp thức hóa hôn nhân:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được xem là đủ tuổi kết hôn;
  • Kết hôn tự nguyện và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo luật định.
  • Không được kết hôn với người đang có vợ, có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần)
  • Không kết hôn giữa người có cùng dòng máu trực hệ, có họ hàng trong phạm vi ba đời
  • Không đăng ký kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi.
  • Đối với hôn nhân đồng giới – Luật hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng vẫn “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Còn một lưu ý nhỏ nữa đó là thời gian để đăng ký kết hôn với người nước ngoài không ngắn. Nếu người yêu là người nước ngoài không có điều kiện về và cư trú tại Việt Nam một thời gian dài thì tốt nhất nên chuẩn bị trước các thủ tục và gửi lên Sở tư Pháp, khi có giấy hẹn phỏng vấn thì mới bay về Việt Nam. Sau khi phỏng vấn thì sẽ chờ một thời gian sớm nhất là một tháng để lên ký vào giấy đăng ký kết hôn.

Có thể thấy, lệ phí và những điều kiện để đăng ký kết hôn với người nước ngoài không gây nhiều trở ngại đối với các đôi vợ chồng sắp cưới. Những để có thể lĩnh chứng nhận kết hôn thành công, bạn và người bạn đời hãy dành chút thời gian tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ những yêu cầu pháp lý mà pháp luật của hai nước yêu cầu nhé.

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI