Khi đã thành lập chi nhánh hạch toán độc lập thì mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chi nhánh sẽ được ghi tại sổ kế toán của đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế. Đây chính là vấn đề khiến nhiều chi nhánh công ty gặp khó khăn và lao đao vì bị cục thuế “sờ gáy”. Hãy cùng DC Counsel tìm hiểu về cách khai thuế khi thành lập chi nhánh hạch toán độc lập nhé.

Thành lập chi nhánh hạch toán độc lập cần khai thuế như thế nào?
Thành lập chi nhánh hạch toán độc lập cần khai thuế như thế nào?

Thành lập chi nhánh hạch toán độc lập cần khai những loại thuế nào?

1. Thuế môn bài

Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc

Nơi tiếp nhận: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

2. Thuế giá trị gia tăng

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.

Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.

Nơi tiếp nhận: cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

Nơi tiếp nhận: cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Những điều cần lưu ý khi khai thuế khi thành lập chi nhánh hạch toán độc lập?

Bạn có thể thành lập chi nhánh hạch toán độc lập tại địa điểm khác tỉnh với trụ sở chính, chi nhánh của bạn kê khai hạch toán độc lập được cấp mã số thuế riêng, có con dấu riêng.

Trụ sở chính của công ty nếu không phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, không phát sinh doanh thu thì không phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN tuy nhiên vẫn phải đảm bảo báo cáo, kê khai đầy đủ với cơ quan thuế. Nếu doanh nghiệp của bạn làm thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì phải đồng thời làm thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh.

Một vài điều kiện thành lập chi nhánh hạch toán độc lập:

  • Có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật (đây là điều kiện tất yếu để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động cũng như mở thêm chi nhánh)
  • Người đứng đầu chi nhánh đủ phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014.
  • Trụ sở chi nhánh thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
  • Có chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề kinh doanh chi nhánh yêu cầu chứng chỉ.
  • Có giấy xác nhận đủ điều kiện đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định pháp luật

Để biết thêm về những điều kiện khai thuế và các điều kiện thành lập chi nhánh hạch toán độc lập, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với DC Counsel qua hotline dưới đây để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN

Điện thoại: 028.6654.0777 - Email: info@dccounsel.vn
0917.555.253 (LS Thiên Thanh) - 0911.410.053 (LS Ngọc Trâm).
0912.454.342 (LS Mai Hạnh) - 0908.060.304 (LS Đức Chánh).
Văn phòng: Lầu 6, 99 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Đội ngũ luật sư DC Counsel thường xuyên đóng góp ý kiến pháp lý trên các báo điện tử lớn nhất Việt Nam và nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.

 

Leave a Reply