Nhu cầu đăng ký kết hôn với người nước ngoài trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao. Cho nên, việc bổ sung và nâng cao kiến thức về đăng ký kết hôn với người nước ngoài là điều vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ đối với những ai đang có dự định kết hôn mà còn có ý nghĩa đối với các cặp đôi yêu nhau trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Vậy làm thủ tục đăng ký kết hôn có khó không? Cùng đọc bài viết này để có câu trả lời nhé.

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài có khó không?
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài có khó không?

Cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài?

  1. Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
  2. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
  3. Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng;
  4. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với công dân nước ngoài);
  5. Bản sao chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với công dân nước ngoài);
  6. Lý lịch gia đình của công dân nước ngoài. (hoặc hộ khẩu của công dân nước ngoài)

Những giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự để đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm:

  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền ở nước ngoài cấp;
  • Bản sao hộ chiếu của công dân nước ngoài;
  • Lý lịch gia đình của công dân nước ngoài.

Trình tự đăng ký kết hôn với người nước ngoài có phức tạp không?

Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn trên thực tế sẽ được thực hiện như sau:

Các bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ nêu trên và đến nộp tại Bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam. Khác với những bộ hồ sơ khác có thể nộp trực tuyến qua mạng hoặc nộp qua đường bưu điện nhưng riêng đối với hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài các bạn phải đến nộp trực tiếp.

Nếu có điều kiện thì cả hai bạn sẽ cùng nhau đến nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng nếu người nước ngoài chưa thể sang Việt Nam thì chỉ cần một mình người Việt Nam đến nộp bộ hồ sơ.

Cán bộ tư pháp cấp huyện sau khi tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp, tính đầy đủ của bộ hồ sơ Đăng ký kết hôn với người nước ngoài sẽ trả cho bạn giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

Hai bạn sẽ có một buổi phỏng vấn ngắn với Cán bộ tư pháp để xác định về tính tự nguyện kết hôn, theo đó tại buổi phỏng vấn bắt buộc phải có mặt của cả hai bạn, nếu không buổi phỏng vấn sẽ được dời lịch sang một ngày khác. Nhưng lưu ý nếu quá 15 ngày làm việc mà các bạn không đến buổi phỏng vấn thì hồ sơ của các bạn sẽ bị trả ra đồng nghĩa với việc các bạn sẽ phải nộp lại bộ hồ sơ từ đầu.

Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn mỗi người giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại TP.HCM chỉ 2 tuần

YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN

Điện thoại: 028.6654.0777 - Email: info@dccounsel.vn
0917.555.253 (LS Thiên Thanh) - 0911.410.053 (LS Ngọc Trâm).
0912.454.342 (LS Mai Hạnh) - 0908.060.304 (LS Đức Chánh).
Văn phòng: Lầu 6, 99 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Đội ngũ luật sư DC Counsel thường xuyên đóng góp ý kiến pháp lý trên các báo điện tử lớn nhất Việt Nam và nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.

 

Leave a Reply