Với những quy định mới của Luật Nhà ở 2014, các cơ quan có thẩm quyền đã nỗ lực ban hành văn bản hướng dẫn mở rộng trong quá trình mua nhà ở dành cho người nước ngoài, tạo điều kiện để họ có quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong các văn bản hướng dẫn hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và mâu thuẫn gây khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với người nước ngoài có thể mua nhà ở Việt Nam. Chính vì thế, hãy cùng tìm hiểu thật kỹ những điều kiện cần đảm bảo khi bạn có ý định mua nhà tại Việt Nam nhé.
- Vì sao nhu cầu người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam ngày càng tăng cao?
- Người nước ngoài muốn mua nhà ở Việt Nam cần thực hiện theo quy trình nào?
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hưởng những quyền lợi gì?
Điều kiện để người nước ngoài có thể mua nhà ở Việt Nam là gì?
Về điều kiện, thủ tục, giấy tờ cần có để Việt kiều, người nước ngoài được sở hữu nhà ở trong nước, Điều 5, Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2015 quy định, Việt kiều mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị, đồng thời có dấu kiểm chứng nhập cảnh của các cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.
Trường hợp Việt kiều mang hộ chiếu nước ngoài cũng phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý Nhà nước và kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp cá nhân nước ngoài, hộ chiếu phải còn giá trị và được đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý Nhà nước.
Trường hợp tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng có đủ điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đồng thời có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận cho
Người nước ngoài có quyền mua bán nhà sau khi sở hữu nhà ở Việt Nam không?
Luật Nhà ở năm 2014 quy định, cá nhân nước ngoài có thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận. Còn đối với tổ chức nước ngoài, thời hạn sở hữu nhà ở tối đa sẽ không vượt quá thời hạn trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trường hợp hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức nước ngoài có nhu cầu gia hạn thêm thì sẽ được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.
Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà cá nhân, tổ chức nước ngoài tặng cho hoặc bán nhà ở thì người được tặng cho, người mua được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:
- Nếu bên nhận tặng cho, bên mua là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình Việt kiều hay trong nước thì họ sẽ được sở hữu nhà ở lâu dài ổn định.
- Nếu bên bên nhận tặng cho, bên mua là cá nhân, tổ chức nước ngoài (thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam) thì họ chỉ được quyền sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại. Sau khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu gia hạn thêm thì sẽ được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.
Người nước ngoài có thể mua nhà tại Việt Nam cần lưu ý những điều gì?
Nếu bạn là người nước ngoài và đang có nhu cầu mua nhà tại Việt Nam thì khi mua cần hết sức lưu ý những điều sau:
- Hỏi rõ giá bán đã bao gồm thuế VAT hay chưa, nếu chưa phải cộng thêm tiền VAT.
- Bạn còn phải chịu khoản phí như: lập bản đồ địa chính và dịch vụ phí hành chính, phí đo vẽ. Các khoản phí trước, lập bản đồ địa chính và dịch vụ, phí hành chính và phí đo vẽ căn hộ thường đưa vào hợp đồng, quy định bên nào phải chịu khi tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
- Nếu có nhu cầu chuyển nhượng sau khi mua thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội dung và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG