Làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài có khó không? Cần đảm bảo những điều kiện gì khi xin cấp thẻ tạm trú? Thủ tục làm thẻ tạm trú được thực hiện như thế nào? Đây hầu hết đều là những câu hỏi chung cho những ai đang có nhu cầu xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam. Để giải đáp những thắc mắc này, DC Counsel xin tổng hợp câu trả lời về thẻ tạm trú được căn cứ theo quy định mới nhất của Cục xuất nhập cảnh Việt Nam trong bài viết này.
- Thẻ tạm trú là gì? Vì sao cần thẻ tạm trú khi đến Việt Nam?
- Người nước ngoài có thẻ tạm trú tại VN được quyền lợi gì?
- Làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài: quy trình và thủ tục như thế nào?
Người nước ngoài cần đảm bảo những điều kiện gì để xin thẻ tạm trú tại Việt Nam?
- Người nước ngoài chấp hành đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về xuất nhập cảnh.
- Có nơi tạm trú hợp pháp, cụ thể:
- Có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp.
- Nơi ở đã có đủ các giấy phép để đủ điều kiện cho người nước ngoài thuê.
- Đã đăng ký khi bao tạm trú và được cấp sổ tạm trú hoặc giấy chứng nhận đăng ký tạm trú.
- Có mục đích ở lại Việt Nam lâu dài, ổn định và hợp pháp.
Các mục đích bao gồm:
- Người nước ngoài là thành viên HĐQT của công ty Cổ phần hoặc Chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên hoặc là thành viên góp vốn của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Luật sư nước ngoài được Bộ Tư Pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư theo quy định pháp luật.
- Chuyên gia, sinh viên, học viên…đang học tập, làm việc trong các dự án quốc gia được Chính phủ hoặc Cơ quan Trung ương phê duyệt.
- Người nước ngoài có giấy phép lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Thân nhân đi cùng: cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thẻ. (trường hợp này phải nộp kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ)
Hồ sơ pháp lý xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo quy định mới nhất là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Hồ sơ pháp lý của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân tại Việt Nam bao gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản xin cấp thẻ tạm trú.
- Bản gốc hộ chiếu.
- 01 tờ khai về thông tin về người nước ngoài xin tạm trú, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của cơ quan, tổ chức theo mẫu N5B/M.
- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (NA8).
- 02 ảnh cỡ 3×4 cm (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh rời, nền trắng).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Mã số thuế (nếu có).
- Mẫu NA16 Đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại Cơ quan XNC.
- Một bản sao giấy phép hoạt động. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp và hình thức hoạt động tại Việt nam mà Giấy phép hoạt động đó là Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện.
- Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận gia đình (Các loại giấy tờ này áp dụng với các trường hợp người xin cấp thẻ tạm trú là vợ, chồng hoặc con của người lao động nước ngoài hoặc nhà đầu tư muốn xin cấp thẻ tạm trú với diện phụ thuộc).
- Giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài (Giấy phép ĐKKD, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của VPDD, chi nhánh…)
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc là Văn bản thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Thời hạn giải quyết: không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Thời gian nộp hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ tạm trú.
Quy trình cấp thẻ tạm trú:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, chứng từ mà DC Counsel vừa nêu trên:
Bước 2: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an
Địa chỉ như sau:
- Hà Nội: 44-46 Trần Phú, Ba Đình
- Hồ Chí Minh: 254 Nguyễn Trãi, Q.1
- Đà Nẵng: 7 Trần Quý Cáp
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.
Bước 4: Nhận kết quả:
Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu. Nếu có kết quả cấp thẻ tạm trú, thì yêu cầu nộp lệ phí sau đó ký nhận và trao thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả (kể cả không được giải quyết).
Tất cả những thắc mắc về thẻ tạm trú, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cho người nước ngoài đã được DC Counsel giải đáp trong những thông tin bên trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thẻ tạm trú hoặc gặp khó khăn trong quá trình xin cấp thẻ, quý khách vui lòng liên hệ với nhân viên tư vấn của DC Counsel để được giải đáp chi tiết, tường tận.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG