Người nước ngoài khi muốn đến Việt Nam làm việc và sinh sống lâu dài thì bắt buộc phải làm thẻ tạm trú nơi địa phương mình sinh sống. Vậy thẻ tạm trú là gì? Vì sao cần phải xin cấp thẻ tạm trú khi lưu trú tại Việt Nam? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Thẻ tạm trú là gì? Vì sao cần thẻ tạm trú khi đến Việt Nam?
Thẻ tạm trú là gì? Vì sao cần thẻ tạm trú khi đến Việt Nam?

Thẻ tạm trú là gì? Thời hạn và đối tượng được cấp thẻ tạm trú?

Thẻ tạm trú (temporary residence card) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp cho người nước ngoài. Đây được xem như một tấm visa dài hạn thể hiện việc miễn thị thực trong thời hạn giá trị của thẻ tạm trú. Người mang thẻ tạm trú được miễn thị thực khi xuất, nhập cảnh ở Việt Nam trong thời hạn của thẻ tạm trú.

Thời hạn của thẻ tạm trú theo quy định:

– Thẻ tạm trú có kí hiệu PV1, LĐ : 1 – 2 năm

  • Thẻ tạm trú có kí hiệu NN1, NN2, TT: 3 năm

  • Thẻ tạm trú có kí hiệu NG3, LV1, LV2, ĐT, DH: 5 năm

Những đối tượng được cấp thẻ tạm trú là:

  1. PV1: Phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam
  2. LĐ: Người lao động
  3. NN1: Trưởng văn phòng đại diện, tổ chức quốc tế, phi chính phủ.
  4. NN2: Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài
  5. TT: Người nước ngoài là vợ, chồng con dưới 18 tuổi của người nước ngoài cấp visa ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
  6. NG3: Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, đại diện Liên hợp quốc, đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
  7. LV1: Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  8. LV2: Người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  9. ĐT: Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam
  10. DH: Người vào thực tập, học tập.

Vì sao người nước ngoài cần thẻ tạm trú khi đến Việt Nam?

Thẻ tạm trú cho phép bạn được xuất, nhập cảnh vào Việt Nam bất cứ khi nào trong thời hạn của thẻ. Do đó, khi đã có thẻ tạm trú trong tay, người nước ngoài không cần phải xin visa xuất nhập cảnh nữa mà thay vào đó sẽ được tự do xuất nhập cảnh vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, thẻ tạm trú còn có rất nhiều những lợi ích nữa, cụ thể là:

  • Thẻ tạm trú có giá trị thay thế visa trong thời hạn còn hiệu lực. Bạn không cần phải gia hạn visa cũng như không cần xin cấp visa khi xuất nhập cảnh khỏi Việt Nam nếu có thẻ tạm trú.
  • Có thể ở lâu dài tại Việt Nam trong thời gian thẻ tạm trú còn hịêu lực mà không phải xuất cảnh khỏi Việt Nam.
  • Người nước ngoài có quyền thuê căn hộ ngắn hoặc dài hạn. Hiện tại, Bộ xây dựng đang kiến nghị việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam để giải quyết tồn đọng nhà đất, vì thế sắp tới người nước ngoài sẽ có cơ hội mua nhà tại Việt Nam khi có thẻ tạm trú trong tay.
  • Người nước ngoài tiêt kiệm được chi phí do không phải làm thủ tục gia hạn visa nhiều lần và tiết kiệm chi phí đi lại.
  • Người nước ngoài có thể tiến hành các thủ tục kinh doanh, kết hôn… rất thuận tiện theo pháp luật Việt Nam.
  • Được sinh sống, học tập, làm việc đầu tư dưới sự bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam

Tóm lại, nếu bạn có nhu cầu cư trú lâu dài tại Việt Nam thì thẻ tạm trú sẽ trở thành một tấm thẻ thông hành, mang rất nhiều tiện ích đến cho cuộc sống của bạn đấy.

Còn rất nhiều vấn đề liên quan đến thẻ tạm trú nữa mà người nước ngoài cần nắm rõ khi đến lưu trú dài hạn tại Việt Nam cần nắm rõ. Mọi thắc mắc về thẻ tạm trú, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật DC Counsel để được giải đáp chi tiết.

Xem thêm: Dịch vụ làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *