Khi có nhu cầu mở rộng, doanh nghiệp băn khoăn về việc có nên thành lập chi nhánh công ty hay không? Tùy vào mục đích kinh doanh, doanh nghiệp cần cân nhắc và đưa ra những quyết định phù hợp nhất. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về khái niệm chi nhánh công ty và những quyền và nghĩa lợi chi nhánh cần đảm bảo, cùng DC Counsel tìm hiểu nhé.
- Thành lập chi nhánh công ty cổ phần có quy trình như thế nào?
- Chi phí thành lập công ty 100% vốn nước ngoài như thế nào ?
- Những điều kiện thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cần đảm bảo
Chi nhánh công ty là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Đăng ký thành lập chi nhánh công ty là sự lựa chọn hàng đầu của các công ty khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để thành lập chi nhánh đòi hỏi phải có nhiều thủ tục, khá tốn thời gian cũng như công sức, chi phí trong khi doanh nghiệp còn phải xử lý các dự án khác.
Khi thành lập chi nhánh công ty sẽ có được quyền và nghĩa vụ gì?
1. Quyền được hưởng khi thành lập chi nhánh
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ cần thực hiện khi thành lập chi nhánh công ty
- Chi nhánh cần thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua.
- Chi nhánh cần báo cáo hoạt động định kỳ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tuân thủ các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cần lưu ý những gì khi thành lập chi nhánh công ty?
1. Đặt tên cho chi nhánh
- Tên chi nhánh công ty phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh phải mang tên công ty kèm theo cụm từ cụm từ “Chi nhánh
- Khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty, cần kèm theo tên chi nhánh bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của chi nhánh (nếu có)
- Tên chi nhánh công ty phải được gắn tại trụ sở chính của chi nhánh.
2. Đặt địa chỉ trụ sở chính của chi nhánh
- Công ty cần khai rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố hoặc thôn, xã, huyện, thị trấn, tỉnh
- Không được tiến hành việc đăng ký trụ sở chi nhánh tại chung cư hoặc nhà tập thể quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Nội dung hoạt động, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh
- Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
- Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của công ty.
4. Người đứng đầu chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật
Mọi vắn mắc về việc thành lập chi nhánh công ty, khách hàng vui lòng liên hệ với DC Counsel qua hotline để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết nhất.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG