Người nước ngoài khi đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam sẽ được hưởng một số quyền và phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý hành chính như công dân Việt Nam. Chính vì thế, người nước ngoài trước khi muốn đến Việt Nam sinh sống cần phải tìm hiểu về quy chế pháp lý của người nước ngoài. Vậy những quy chế đó là gì? Cần tuân thủ như thế nào để không bị các cơ quan hành chính Việt Nam “gọi tên”? Cùng đọc bài viết này để có câu trả lời nhé.

Những điều cần nắm rõ về quy chế pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam
Những điều cần nắm rõ về quy chế pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam

Tìm hiểu khái niệm quy chế pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Quy chế pháp lý hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước bắt nguồn từ Hiến pháp và chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành các quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Quy chế pháp lý của người nước ngoài là tổng thể các quy định của pháp luật đối với cá nhân hoặc tổ chức trong quản lý hành chính nhà nước. Quyền và nghĩa vụ pháp lý là phần rất quan trọng trong quy chế pháp lý hành chính.

Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người nước ngoài được Nhà nước ta quy định chủ yếu trong các văn bản sau đây: Hiến pháp 1992 (điều 81, 82); Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000; Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại giao năm 1993 dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam

Quy chế pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam có những đặc điểm gì?

Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt nam được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành và được nhà nước cộng hoà XHCN Việt nam bảo đảm thực hiện. Quy chế này có 3 đặc điểm chính như sau:
  • Mặc dù công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật; Pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch, nhưng nhà nước Việt nam chỉ thừa nhận và bảo đảm việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà nước Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật của Việt nam khi cư trú trên lãnh thổ Việt nam mà không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với họ khi vi phạm pháp luật của nước khác.
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bình đẳng trong việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp, giới tính, thành phần xã hội.
  • Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt nam có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam.

Nội dung quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt Nam

1. Những quyền lợi và nghĩa vụ người nước ngoài được hưởng và phải thực hiện

  • Theo hiến pháp 1992: Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật VN, được nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
  • Phù hợp với quy định trên, người nước ngoài ở Việt Nam được hưởng một số quyền và phải thực hiện một số nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định như công dân Việt Nam
  • Trong một số trường hợp Nhà nước Việt Nam uỷ quyền cho cá nhân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước mà không phân biệt cá nhân đó là công dân Việt Nam hay người nước ngoài.

2. Một số hạn chế về địa vị pháp lý hành chính của người nước ngoài so với công dân Việt Nam

  • Người nước ngoài không có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của nhà nước Việt Nam, không có quyền tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước với tư cách là cán bộ, công chức.
  • Người nước ngoài không phải làm nghĩa vụ quân sự đối với Nhà nước Việt Nam; không bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào các cơ sở giáo dục, đưa vào các cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính.
  • Người nước ngoài có quyền làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhưng phải có giấy phép lao động do Bộ Lao động – thương binh và xã hội Việt Nam cấp.
  • Người nước ngoài có quyền kinh doanh, trừ một số ngành nghề liên quan đến an ninh quốc phòng.
  • Nhà nước CHXHCN Việt Nam xác lập và thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam.
  • Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài được vào học tại các trường học Việt Nam, trừ một số trường, ngành học có liên quan đến an ninh quốc phòng.
  • Người nước ngoài có quyền kết hôn với công dân Việt Nam, tuy nhiên nếu kết hôn với công dân Việt Nam đang phục vụ trong quân đội, các ngành liên quan đến bí mật quốc gia phải được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận việc kết hôn đó không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy chế của ngành đó.
  • Người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi với một số điều kiện nhất định.
  • Người nước ngoài được cư trú ở Việt Nam dưới hình thức tạm trú hoặc thường trú ngoài những khu vực cấm, người nước ngoài ở Việt Nam có thể bị chấm dứt cư trú trước thời hạn nếu bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trục xuất.
  • Người nước ngoài không được kết nạp vào một số tổ chức xã hội của Việt Nam.

3. Những bảo đảm pháp lý hành chính đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

Ngoài những hạn chế nói trên xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài không những được hưởng quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý hành chính như đối với công dân Việt Nam mà còn được nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo đảm pháp lý hành chính như đối với công dân Việt Nam.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *