Khi quyết định tiến tới hôn nhân, bên cạnh đám cưới, việc tiến hành những thủ tục đăng ký kết hôn là điều cần thực hiện để vừa bảo đảm chấp hành theo đúng pháp luật. Đăng ký kết hôn là cơ sở quan trọng cho việc bạn và người bạn đời kết thành một gia đình. Khác với các cặp đôi đều là người Việt, khi kết hôn có yếu tố nước ngoài bạn sẽ phải chuẩn bị thủ tục phức tạp hơn. Vậy thủ tục đó bao gồm những gì? Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì đăng ký tại cơ quan nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam đăng ký tại cơ quan nào?
Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam đăng ký tại cơ quan nào?

Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hồ sơ người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam?

Theo Điều 19 Nghị định Số: 126/2014/NĐ-CP về thẩm quyền đăng kí kết hôn:

  1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi đăng ký thường trú, nhưng có nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn.
  2. Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
  3. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại. Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu.

Như vậy, nếu bạn muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì phải căn cứ vào việc bạn có hộ khẩu thường trú tại tỉnh nào thì UBND tỉnh đó sẽ có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn cho bạn.

Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam cần thực hiện theo trình tự nào?

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch 2014 và Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Dịch vụ tư vấn pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam, các vấn đề về pháp lý liên quan đến kết hôn có yếu tố nước ngoài là một trong những Lĩnh vực luật mà DC Counsel có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi có nhóm Luật sư chuyên tư vấn luật và cung cấp dịch pháp lý liên quan đến lĩnh vực về thủ tục kết hôn với người nước ngoài, các vấn đề pháp lý khi kết hôn.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ khó khăn nào trong quá trình đăng ký kết hôn với người nước ngoài, vui lòng liên hệ ngay với DC Counsel qua hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *