Cùng với sự hội nhập quốc tế, những mối quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ngày càng được mở rộng hơn. Hằng năm có hàng ngàn hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài được giải quyết. Tuy nhiên, khi người nước ngoài kết hôn tại Việt Nam cần phải đáp ứng những điều kiện và thực hiện đúng theo quy trình mà pháp luật Việt Nam đã quy định sẵn. Cùng tìm hiểu về điều kiện và quy trình xử lý hồ sơ kết hôn có yếu tố nước ngoài trong bài viết này nhé.
- Vì sao nhu cầu người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam ngày càng tăng cao?
- Người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cần tuân thủ những điều kiện gì?
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hưởng những quyền lợi gì?
Người nước ngoài kết hôn tại Việt Nam cần đảm bảo những điều kiện gì?
Theo Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về kết hôn có yếu tố nước ngoài quy định:
- Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
- Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam:
Cả công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đều phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được pháp luật Việt Nam quy định. Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Đặc biệt nhà nước Việt Nam không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Vì vậy đối với các trường hợp kết hôn đồng giới sẽ không được tiến hành đăng ký.
Người nước ngoài kết hôn tại Việt Nam cần thực hiện đúng theo quy trình nào?
Để kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần thực hiện đúng theo quy trình sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Cá nhân Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện hoặc Trung tâm Hành chính công cấp huyện đối với các huyện đã thành lập TTHCC (gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận lập biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả cho cá nhân.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì không tiếp nhận và hướng dẫn cho cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định.
Sau đó, công chức trực tiếp chuyển hồ sơ đến Phòng Tư pháp xử lý.
Lưu ý:
- Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.
- Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tư pháp xem xét hồ sơ để tham mưu, trình UBND huyện giải quyết.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Phòng Tư pháp thông báo yêu cầu bổ sung bằng văn bản chuyển đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp huyện để thông báo với người nộp hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Bước 3. Cấp Giấy chứng nhận
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn và chuyển đến Phòng Tư pháp để tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ hoặc Phòng Tư pháp giao cho cán bộ phụ trách Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp huyện tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Bước 4: Trả kết quả
Cá nhân mang biên nhận đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ để nhận kết quả
Để tránh gặp phải những vấn đề không đáng có khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam, khách hàng vui lòng liên hệ với DC Counsel để được hướng dẫn trực tiếp.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG