Ngày nay, nhiều người với nhiều mục đích như định cư nước ngoài mà không ngần ngại sử dụng dịch vụ kết hôn giả. Điều này đã dấy lên vấn nạn hôn nhân giả tạo, không xuất phát từ tình yêu và đi trái với những quy định của nhà nước. Vậy kết hôn giả cụ thể là gì? Tại sao ngày càng có nhiều người lựa chọn hình thức kết hôn này? Mức xử phạt dành cho những đối tượng kết hôn giả là gì? Cùng đọc bài viết này để có câu trả lời nhé.

Sử dụng dịch vụ làm giấy đăng ký kết hôn giả sẽ bị xử phạt như thế nào?

Kết hôn giả là gì?

Kết hôn giả hay kết hôn giả tạo là thuật ngữ chỉ về một cuộc hôn nhân theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu. Thay vào đó, một cuộc hôn nhân được dàn xếp cho lợi ích cá nhân (về kinh tế, tài sản, địa vị xã hội, vấn đề cư trú, nhập cảnh…) hoặc một số nhóm mục đích khác chẳng hạn như hôn nhân chính trị.

Trong nhiều trường hợp nó được gọi là hôn nhân giả tạo. Kết hôn giả nói chung là vẫn đảm bảo về mặt thủ tục và cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú tuy nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích.

Những cuộc hôn nhân giả thường ký một hợp đồng hoặc thỏa thuận ngầm để khai thác lỗ hổng pháp lý hay kẽ hở của pháp luật với nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Một cặp vợ chồng có thể kết hôn vì những lý do của công dân hoặc theo mục đích có nơi ở, ví dụ, như nhiều nước trên thế giới sẽ cấp quyền cho mọi công dân khi công dân này cưới một công dân sở tại, và trên cơ sở hôn nhân, công dân có nhân khẩu hay hộ khẩu sở tại có thể bảo lãnh cho người thân trên cơ sở kết hôn có thể nhập cảnh, nhập hộ khẩu….

Sử dụng dịch vụ kết hôn giả sẽ bị xử phạt như thế nào?

Các trường hợp kết hôn giả sẽ bị xử phạt như sau:
Thứ nhất về xử phạt đối với anh trai anh/chị, được quy định tại điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ tư pháp hành chính tư pháp như sau:
“Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn và môi giới kết hôn
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  • Cho người khác mượn giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn; sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
  • Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký kết hôn
  • Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  • Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;
  • Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi môi giới kết hôn trái pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.”
Như vậy người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ đối với hành vi làm giấy tờ kết hôn giả.
Mọi thắc mắc về dịch vụ kết hôn trong nước và nước ngoài, khách hàng vui lòng gửi về DC Counsel để được tư vấn giải quyết nhanh nhất.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *