Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nó có nhiệm vụ là đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của bên doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích của công ty mẹ. Vậy khi nào thì nên quyết định thành lập văn phòng đại diện? Những đặc điểm pháp lý của loại hình này là gì? Cùng đọc bài viết này của DC Cousel để khám phá nhé.
- Mẫu thông báo thành lập văn phòng đại diện mới nhất 2019
- Hướng dẫn cách điền mẫu thành lập văn phòng đại diện 2019
- Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài dành cho nhà đầu tư
Đặc điểm pháp lý cần biết khi quyết định thành lập văn phòng đại diện là gì?
Trong Luật Doanh nghiệp 2014 đã nêu rõ: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp, đại diện theo sự ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp đồng thời phải bảo vệ những lợi ích đó. Do đo văn phòng đại diện có những đặc điểm pháp lý như sau:
- Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hoạt động của văn phòng không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp với các chức năng như giao dịch, quảng bá và tiếp thị.
- Văn phòng đại diện chỉ là nơi đại diện cho doanh nghiệp và thực hiện công việc bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp theo sự ủy quyền của doanh nghiệp, vì thế nó không có tư cách pháp nhân.
- Văn phòng đại diện không được pháp thực hiện các hoạt động kinh doanh, và các hoạt động có phát sinh lợi nhuận mà chỉ được thực hiện những hoạt động theo đúng chức năng của mình. Tuy nhiên, nó vẫn được phép thực hiện việc ký kết hợp đồng và thực hiện một số giao dịch với khách hàng, đối tác do doanh nghiệp ủy quyền.
- Về tài chính: Nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện sẽ do doanh nghiệp chịu. Việc hạch toán của văn phòng đại diện cũng phụ thuộc vào doanh nghiệp.
- Văn phòng đại diện có thể đặt tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác không phải tỉnh thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp
Khi nào nên quyết định thành lập văn phòng đại diện?
Văn phòng đại diện thì có chức năng đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo uỷ quyền và bảo vệ các quyền,lợi ích đó; là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vị xâm phạm sở hữu trí tuệ của của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ. Văn phòng đại diện không được phép kinh doanh.
Chính vì thế, trong trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn thành lập văn phòng đại diện để tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp.
Đặc biệt, đối với các ngành nghề dịch vụ không thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị như: du lịch, xây dựng, tư vấn,….thì hình thức thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh khác là một lựa chọn hợp lý.
Những điều bạn cần nằm lòng khi quyết định thành lập văn phòng đại diện là gì?
1. Người đứng tên thành lập văn phòng đại diện là ai?
Giám đốc công ty, và các chức danh quản lý khác có thể kiêm nhiệm là người đứng đầu văn phòng đại diện, hay bất cứ người nào có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không vi phạm pháp luật.
2. Có cần khắc con dấu mới cho văn phòng đại diện hay không?
Tùy vào nhu cầu của công ty, có thể khắc mới hoặc không khắc.
3. Chức năng kinh doanh của văn phòng đại diện là gì?
Giao dịch và tiếp thị.
4. Quyết định thành lập văn phòng đại diện cần hạch toán thuế về đâu?
Văn phòng đại diện thì hạch toán phụ thuộc theo công ty mẹ.
5. Thủ tục về kê khai thuế, cần đóng bao nhiêu thuế môn bài bao nhiêu cho văn phòng đại diện?
Mức đóng thuế môn bài cho văn phòng đại diện là 1,000,000 đ/năm
6. Văn phòng đại diện có được phát hành hóa đơn đỏ hay không?
Văn phòng đại diện thì không được phát hành và xuất hóa đơn đỏ.
Có rất nhiều vấn đề khác liên quan đến việc quyết định thành lập văn phòng đại diện như làm hồ sơ, thủ tục, nộp thuế,… để tránh gặp phải những rắc rối không đáng trong quá trình thực hiện, khách hàng nên chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng uy tín như DC Counsel để được hướng dẫn từng đường đi nước bước chuẩn xác nhất.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG