Hạch toán phục thuộc hay còn gọi là báo sổ thì chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai, quyết toán thuế. Bài viết này DC Counsel sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về việc thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc để khách hàng nắm rõ và chủ động hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ.
- Pháp luật có những quy định gì về việc thành lập chi nhánh tại nước ngoài?
- Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH
- Những quyền và nghĩa vụ cần đảm bảo khi thành lập chi nhánh công ty
Đặc điểm của chi nhánh hạch toán phụ thuộc là gì?
Khi thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được một số công việc kế toán như lập các loại báo cáo. Tuy nhiên, khuyết điểm của loại hình hạch toán này là khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ. Vậy nên nếu chi nhánh của bạn có ít hoạt động, chi phí, doanh thu thì nên hạch toán phụ thuộc và ngược lại.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có những đặc điểm phân biệt như sau:
- Bộ máy nhân sự do công ty mẹ tổ chức
- Vốn kinh doanh là của công ty
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh là của công ty sau khi nộp thuế
- Hoạt động của chi nhánh phải theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty
- Kê khai thuế GTGT độc lập với công ty
- Chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty.
- Công ty kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Số liệu trong sổ sách là một phần của sổ sách của công ty.
- Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh.
Hồ sơ thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc bao gồm những gì?
Để thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
- Thông báo đăng ký hoạt động Chi nhánh ( Trong thông báo đăng ký lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc);
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thành lập chi nhánh;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân ( Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu) còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản sao Điều lệ công ty trong trường hợp trụ sở Chi nhánh được lập khác tỉnh, thành phố với nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề;
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân/ tổ chức khác tiến hành thủ tục.
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt chi nhánh
Cách thức kê khai đối với các loại thuế tại chi nhánh phụ thuộc được thực hiện như thế nào?
- Thuế Giá trị gia tăng: Trường họp Chi nhánh có hoạt động kinh doanh thì nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Chi nhánh; nếu Chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của Công ty.
- Thuế Môn bài: Sẽ do Chi nhánh thực hiện nộp tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Chi nhánh thực hiện khai tập trung tại trụ sở chính của Công ty
- Thuế Thu nhập cá nhân: Tổ chức trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thì thực hiện khai thuế và quyết toán thuế TNCN Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Mọi thắc mắc về vấn đề liên quan đến thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc, khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật DC Counsel để được hướng dẫn chi tiết.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG