Thương nhân nước ngoài muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cần hiểu biết các quy định của pháp luật: Điều kiện thành lập văn phòng đại diện, những điều cấm và hồ sơ, thủ tục,… và rất nhiều yêu cầu khác. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên bắt đầu văn phòng đại diện từ đâu thì đừng bõ lỡ bài viết này vì những điều bạn cần sẽ được cập nhật trong những nội dung dưới đây.

Những điều kiện thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cần đảm bảo
Những điều kiện thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cần đảm bảo

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện cần đảm bảo là gì?

Thương nhân nước ngoài chỉ được cấp Giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện sau:

  1. Công ty nước ngoài đã được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia nước này công nhận;
  2. Công ty nước ngoài đã hoạt động tại nước sở tại ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn giấy phép đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam theo điều kiện thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
  4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại tại Việt Nam.
  5. Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

Các trường hợp nào không được cấp phép thành lập văn phòng đại diện?

Cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện sẽ không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam nếu không đảm bảo điều kiện thành lập văn phòng đại diện, cụ thể là các trường hợp sau đây:

  1. Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định nêu ở phần trên.
  2. Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  3. Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
  4. Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
  5. Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Để nắm rõ hơn về các điều kiện thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, khách hàng vui lòng liên hệ với DC Counsel qua hotline. Với đội ngũ chuyên viên pháp lý hùng hậu, chúng tôi sẽ hộ trợ hết mình giúp khách hàng dễ dàng nhất có thể khi đến Việt Nam thành lập văn phòng đại diện.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *