Bạn là cá nhân hay là đại diện cho tổ chức và bạn muốn cộng tác với một ai đó để góp vốn thành lập công ty cổ phần? Nhưng bạn không hiểu rõ về Luật Doanh Nghiệp, không hiểu rõ các vấn đề và thủ tục thành lập công ty cổ phần. Hãy đến với bài viết hôm nay của DC Counsel chúng tôi để có thể nắm trong tay tất tần tật những kinh nghiệm chuẩn bị giấy tờ để thành lập công ty cổ phần nhé!

Thủ tục thành lập công ty cổ phần 2019 có gì mới?
Thủ tục thành lập công ty cổ phần 2019 có gì mới?

Những loại giấy tờ không thể thiếu trong thủ tục thành lập công ty cổ phần 2019 là gì?

Theo Nghị định và Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập (theo mẫu) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
  • Dự thảo Điều lệ công ty (theo mẫu). Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập.
  • Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập (theo mẫu) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
  • Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập.
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân được quy định đối với thành viên sáng lập là cá nhân.
  • Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo quy định của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập là pháp nhân.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) theo quy của Luật Doanh nghiệp đối với công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Thành lập công ty cổ phần cần trải qua những bước nào?

  • Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập công ty cổ phần như hướng dẫn bên trên.
  • Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty cổ phần.
  • Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty cổ phần như hướng dẫn bên trên tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.
  • Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).
  • Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
  • Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
  • Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp (Nếu chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này.Vui lòng tham khảo bảng giá dịch vụ chữ ký số điện tử).
  • Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).
  • Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng, quý, năm.

Thủ tục sau thành lập công ty cổ phần mà doanh nghiệp cần làm là gì?

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

  • Bước 1: Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
  • Bước 2: Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số.
  • Bước 3: Đăng bố cáo thành lập công ty cổ phần.
  • Bước 4: Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài.
  • Bước 5: Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
  • Bước 6: Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư.
  • Bước 7: Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.
  • Bước 8: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Có thể thấy, từ khâu chuẩn bị hồ sơ cho đến đăng ký thành công thành lập công ty cổ phần là cả một quá trình dài bao gồm rất nhiều công đoạn khó khăn, hơn nữa còn liên quan rất nhiều đến các vấn đề pháp lý. Chính vì thế một lời khuyên của các chuyên gia kinh tế là các doanh nghiệp hãy chọn cho mình một đội ngũ cố vấn pháp lý thật vững chắc để hỗ trợ cho mình trong xuyên suốt quá trình thành lập công ty.

DC Counsel tự hào là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam chuyên tư vấn và hỗ trợ thành lập công ty cổ phần cho hàng trăm công ty lớn nhỏ trên khắp cả nước. Với đội ngũ là các chuyên gia pháp lý, các luật sư có dày dặn kinh nghiệm trong nghề, DC Counsel xin cam kết tư vấn nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí và hỗ trợ hết sức mình để rút ngắn con đường của những ai đang có giấc mơ thành lập công ty cổ phần

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TRỌN GÓI

YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN

Điện thoại: 028.6654.0777 - Email: info@dccounsel.vn
0917.555.253 (LS Thiên Thanh) - 0911.410.053 (LS Ngọc Trâm).
0912.454.342 (LS Mai Hạnh) - 0908.060.304 (LS Đức Chánh).
Văn phòng: Lầu 6, 99 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Đội ngũ luật sư DC Counsel thường xuyên đóng góp ý kiến pháp lý trên các báo điện tử lớn nhất Việt Nam và nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.