Nhiều người nước ngoài đang chọn Việt Nam để sống, bằng cách mua nhà, bất động sản đầu tư hoặc sinh sống lâu dài. Mặc dù luật 2014 đã mở rộng cho đối tượng là người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn yếu tố và bên cạnh đó là hàng loạt điều kiện kèm theo. Cùng đọc bài viết này của DC Counsel để biết được thủ tục bạn cần làm là gì nếu đang có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam 2019 nhé.

Thủ tục cấp quyền sở hữu cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam 2019

Thủ tục chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Luật Nhà ở 2014, thủ tục để cá nhân nước ngoài thực hiện giao dịch mua bán nhà ở tại Việt Nam được quy định:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết chứng minh đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
  • Bước 2: Ký kết hợp đồng mua bán nhà ở. Hợp đồng phải có các nội dung theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014; phải được công chứng, chứng thực. Căn cứ: Điều 121, khoản 1 Điều 122 và khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở 2014.
  • Bước 3: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Nhà ở 2014, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo mẫu quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (Mẫu 04/ĐK)
  • Bản sao các giấy tờ chứng minh hình thành nhà ở hợp pháp

Hồ sơ sẽ được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nơi có nhà ở. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sẽ kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hay chưa đầy đủ thành phần theo quy định của pháp luật thì sau 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền tiếp nhận sẽ có thông báo hoàn trả và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện theo quy định của pháp luật.

  • Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
  • Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận

Những loại thuế người nước ngoài cần biết trong quá trình mua/bán/cho thuê bất động sản tại Việt Nam?

Người nước ngoài có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho bên thứ ba (bằng quyền ủy nhiệm) để kê khai và nộp thuế tại một văn phòng thuế tại quận nơi có tài sản. Cách tính thuế như sau:
  • Sở hữu: Người mua phải đóng 10% thuế giá trị gia tăng trên bất kỳ giao dịch nào của cá nhân mua nhà người việt nam hay nước ngoài.
  • Chi phí hành chính: Khoản phí không đáng kể liên quan đến thủ tục giấy tờ khi tiến hành nhận giấy chứng nhận sở hữu nhà đất theo luật hiện hành.
  • Phí trước bạ: 0.5% giá trị căn hộ dành cho khoản phí trước bạ khi đăng ký giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
  • Phí bảo trì: Đây là khoản quỹ dùng chung được đóng góp bởi người mua dành cho việc bảo trì những phần dùng chung của dự án. Hiện tại, khoản phí bảo trì là 2% trên giá bán căn hộ trước thuế.
  • Bán lại: Thuế thu nhập cá nhân là 2% trên giá trị giao dịch dành cho giao dịch chuyển nhượng lại căn hộ.
  • Cho thuê: Thuế thu nhập cá nhân là thuế dành cho thu nhập có được từ việc cho thuê nhà là 5% thuế thu nhập cá nhân và 5% thuế giá trị gia tăng.
  • Đối với thu nhập có được từ việc cho thuê vượt quá 100 triệu đồng một năm, thuế kinh doanh là 1 triệu đồng dành cho một năm.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN

Điện thoại: 028.6654.0777 - Email: info@dccounsel.vn
0917.555.253 (LS Thiên Thanh) - 0911.410.053 (LS Ngọc Trâm).
0912.454.342 (LS Mai Hạnh) - 0908.060.304 (LS Đức Chánh).
Văn phòng: Lầu 6, 99 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Đội ngũ luật sư DC Counsel thường xuyên đóng góp ý kiến pháp lý trên các báo điện tử lớn nhất Việt Nam và nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.

 

Leave a Reply