Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ và vượt bậc. Nhiều hoạt động đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư gia nhập vào nước ta. Tuy nhiên, hơn 95% doanh nghiệp đều nhận thấy đây không phải là công việc đơn giản. Bởi đòi hỏi phải có kiến thức, nắm rõ về các thủ tục, quy định khi thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam. Bài viết này DC Counsel sẽ đi sâu giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề người nước ngoài thành lập công ty ở Việt Nam. Cùng theo dõi nhé!

Những vấn đề xoay quanh việc người nước ngoài thành lập công ty ở Việt Nam

Người nước ngoài có được phép thành lập công ty ở Việt Nam không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 thì mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền mở công ty tại Việt Nam, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014. Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, các tổ chức thành lập đúng theo pháp luật nước ngoài hoàn toàn được quyền mở công ty tại Việt Nam được coi là nhà đầu tư nước ngoài.

Tại Điều 5 Luật này cũng quy định về việc đầu tư như sau:

  • Người nước ngoài được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm.
  • Người nước ngoài được tự chủ quyết định việc kinh doanh và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, đất đai và tài nguyên khác.
  • Người nước ngoài muốn mở công ty tại Việt Nam được nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác.
  • Nhà nước đối xử bình đẳng giữa những nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để nhà đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh, mở công ty tại Việt Nam
  • Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư kinh doanh mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, người nước ngoài hoàn toàn có thể thực hiện đầu tư, mở công ty tại Việt Nam theo quy định của luật doanh nghiệp và luật đầu tư.

Người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam cần có những điều kiện gì?

Nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục đầu tư vào Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23, Luật đầu tư 2014:

1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

Người nước ngoài cần chuẩn bị những gì khi muốn mở công ty tại Việt Nam?

1. Đối với nhà đầu tư là cá nhân

  • CMND/ Hộ chiếu (Passport) người đại diện (Bản sao y công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài).
  • Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam (Nếu là Ngân hàng nước ngoài xác nhận cần cung cấp bản sao công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài).
  • Thỏa thuận hợp đồng thuê văn phòng (sao y, công chứng 5 bản).

2. Đối với nhà đầu tư là tổ chức

  • Giấy phép kinh doanh: Sao y công chứng có hợp pháp hóa lãnh sự (nếu là tổ chức nước ngoài).
  • CMND/Hộ chiếu (Passport) người đại diện: sao y công chứng.
  • Chứng minh tài chính: hợp pháp hóa lãnh sự dịch tư pháp nếu là tổ chức nước ngoài hoặc sao kê tài khoản ngân hàng.
  • Thỏa thuận hợp đồng thuê văn phòng (sao y, công chứng 5 bản)

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *