Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Đây là một trong số các loại hình công ty phổ biến nhất tại Việt Nam.

Thành lập công ty cổ phần cần lưu ý những điều gì?
Thành lập công ty cổ phần cần lưu ý những điều gì?

Theo thống kê, các cá nhân khởi nghiệp thường ưa chuộng loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, phần lớn tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… do đặc thù nền kinh tế Việt Nam tập trung về thành thị. Trong bài viết hôm nay, Công ty Luật DC Counsel sẽ thông tin đến bạn đọc những kiến thức cơ bản về thành lập công ty nước ngoài, vốn, quy định và ưu, khuyết điểm khi thành lập loại hình công ty này.

Thành lập công ty cổ phần cần vốn tối thiểu bao nhiêu?

Câu trả lời cho câu hỏi này còn tuỳ vào doanh nghiệp đó sẽ đăng ký ngành nghề kinh doanh gì.

  • Nếu công ty cổ phần của bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường, ngành đó không yêu cầu mức vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty.

Trong thực tế có nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ thành lập công ty cổ phần là 1 triệu đồng, hoặc vài chục triệu đồng, điều này hoàn toàn pháp luật không cấm, tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp như vậy thì khi đi giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, cơ quan thuế thì họ thường không tin tưởng doanh nghiệp này và rất hạn chế giao dịch và cũng là một trở ngại lớn khi đăng ký mức vốn điều lệ công ty cổ phần quá thấp. Cho nên cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh.

  • Còn nếu công ty cổ phần của bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty cổ phần chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó. Chẳng hạn như doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng. Mức vốn pháp định 20 tỷ đồng được xác định căn cứ vào số vốn điều lệ của doanh nghiệp và không phải làm thủ tục đăng ký xác nhận về mức vốn pháp định.

Cần nắm rõ những quy định nào khi thành lập công ty cổ phần?

Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp 2014, được thành lập và hoạt động với ít nhất 03 thành viên cùng góp vốn vào việc thành lập (gọi là cổ đông sáng lập). Chính vì vậy trước tiên khi thành lập công ty cổ phần bạn nắm rõ khái niệm trên và các vấn đề sau:

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

– Vốn điều lệ khi thành lập công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

– Cổ đông có thể là một cá nhân, một tổ chức (là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước được ủy quyền,…) mua và sở hữu cổ phần của công ty tương ứng với phần vốn đóng góp vào công ty.

– Số lượng cổ đông góp vốn tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa;

– Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng hoặc bán cổ phần của mình cho người khác tại bất kỳ thời điểm nào, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này;

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán

Loại hình công ty cổ phần có bao gồm cổ phiếu, trái phiếu,… các loại nhằm mục đích để huy động vốn từ các nhà đầu tư.

Những ưu và nhược điểm cần cân nhắc trước khi thành lập công ty cổ phần là gì?

*Ưu điểm:

– Nhiều thành viên có thể cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

– Có tư cách pháp nhân.

– Các cổ đông có thể hạn chế rủi ro vì họ chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp.

– Khả năng huy động vốn rất lớn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp thuận lợi, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng trở thành cổ đông của công ty bằng hình thức mua cổ phiếu của công ty (tính chất mở của Công ty cổ phần).

– Phạm vi hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;

– Việc chuyển nhượng, mua bán, trao đổi phần vốn góp trong công ty cổ phần khá dễ dàng;

– Đối tượng được tham gia vào công ty cổ phần rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức nhà nước cũng có quyền mua cổ phiếu và trở thành cổ đông của công ty.

* Nhược điểm:

– Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát công ty cổ phần.

– Việc tổ chức, điều hành và quản lý công ty cổ phần tương đối phức tạp do số lượng cổ đông không bị giới hạn nên sẽ hình thành các nhóm cổ đông có mâu thuẫn với nhau về mặt lợi ích, trong đó phổ biến nhất là tranh chấp quyền lực tại công ty.

– Thủ tục thành lập công ty cổ phần cũng phức tạp hơn so với các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

Hiểu được những khó khăn của bạn khi mới bắt đầu tìm hiểu thành lập công ty cổ phần, Công ty Luật DC Counsel hân hạnh mang đến dịch vụ tư vấn trọn gói thành lập công ty cổ phần, hỗ trợ về mọi mặt pháp lý mà các công ty cổ phần thường gặp phải khi vừa thành lập. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

Dịch vụ thành lập Công Ty Cổ Phần trọn gói chuyên nghiệp

YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN

Điện thoại: 028.6654.0777 - Email: info@dccounsel.vn
0917.555.253 (LS Thiên Thanh) - 0911.410.053 (LS Ngọc Trâm).
0912.454.342 (LS Mai Hạnh) - 0908.060.304 (LS Đức Chánh).
Văn phòng: Lầu 6, 99 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Đội ngũ luật sư DC Counsel thường xuyên đóng góp ý kiến pháp lý trên các báo điện tử lớn nhất Việt Nam và nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.