Nước Ngoài Góp Vốn – Mua cổ phần, phần vốn góp
Hình thức Nước Ngoài Góp Vốn – Mua cổ phần, phần vốn góp là gì?
Bên cạnh các hình thức đầu tư như: Thành lập tổ chức kinh tế; Thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC hoặc hợp đồng đối tác công tư PPP; Thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn hình thức Góp vốn – Mua cổ phần, phần vốn góp như một cách để thực hiện đầu tư vào Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn Góp vốn – Mua cổ phần, phần vốn góp bằng các hình thức sau:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác;
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.
Những vấn đề cần lưu ý khi góp vốn – mua cổ phần, phần góp vốn?
- Việc đầu tư trên cũng bị ràng buộc về tỷ lệ sở hữu vốn, ngành nghề kinh doanh như đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp chỉ thực hiện trong hai (02) trường hợp sau:
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế.
- Trường hợp không thuộc trường hợp nêu trên, nhà đầu tư chỉ cần thực hiện hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trình tự góp vốn – mua cổ phần, phần vốn góp:
Theo đó, các bước thực hiện thủ tục Góp vốn – Mua cổ phần, phần vốn góp gồm:
STT | Nội dung | Thời gian dự kiến được chấp thuận |
1 | Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp | 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ (không tính thứ 7, chủ nhật, ngày lễ) |
2 | Đăng ký thay đổi Danh sách thành viên, hoặc Thông báo thay đổi Danh sách cổ đông | 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ (không tính thứ 7, chủ nhật, ngày lễ) |
Thứ nhất: Thủ tục đăng ký góp vốn:
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc 2 trường hợp đã nêu phải đăng ký góp vốn phải thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
Thành phần bộ hồ sơ bao gồm:
STT | Nội dung |
1 | Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung:
Thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; |
2 | Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
Và/Hoặc:Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức. |
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư.
- Sau khi nhận được thông báo trên, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thứ hai: Thủ tục đăng ký/ thông báo thay đổi thành viên/cổ đông:
- Đối với từng loại hình doanh nghiệp, thủ tục đăng ký thay đổi thành viên/cổ đông lại có sự khác biệt, cụ thể là ở thành phần bộ hồ sơ thay đổi.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và chấp thuận việc thay đổi thành viên/ cổ đông.
Với đội ngũ luật sư và cộng sự am hiểu pháp luật và thực tiễn nhiều năm kinh nghiệm hành nghề DC Counsel cam kết hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp với chất lượng cao, tiết kiệm chi phí. Quý khách không phải đi lại nhiều lần & mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính.
Sứ mệnh của chúng tôi sẽ không hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
[gravityform id=”1″ title=”true” description=”true”]