Thành Lập Công Ty Vốn Đầu Tư Nước Ngoài tại Việt Nam 2019
THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LÀ GÌ?
Theo khoản 17 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2014 định nghĩa về công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy có thể hiểu, tổ chức kinh tế theo quy định của Luật đầu tư không chỉ bao gồm doanh nghiệp mà còn có cả hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Với quy định chung này, doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam chỉ cần có 01 cổ đông hoặc 01 thành viên là nhà đầu tư nước ngoài sẽ được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đương nhiên, các doanh nghiệp này sẽ phải chịu ràng buộc bởi những điều kiện đầu tư dành cho khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các điều kiện hạn chế gia nhập thị trường theo cam kết với WTO của Việt Nam.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 23 Luật đầu tư quy định:
“Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp…”.
Các tổ chức kinh tế được quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư bao gồm:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Như vậy có thể hiểu, cho dù doanh nghiệp có cổ đông hoặc thành viên mang quốc tịch nước ngoài nhưng doanh nghiệp đó không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 đã nêu thì doanh nghiệp vẫn được “đối xử” với các điều kiện và thủ tục đầu tư như đối với nhà đầu tư trong nước.
Những vấn đề lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài?
Nhà đầu tư có thể lựa chọn 04 hình thức đầu tư vào Việt Nam như:
- Thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam dưới hình thức Công ty hợp danh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), Công ty cổ phần với tỷ lệ nắm giữ 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp; Hoặc liên doanh với với nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế;
- Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp;
- Thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC);
- Thực hiện hợp đồng đối tác công tư (PPP).
Đối với trường hợp đầu tư thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế, có những trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn trong tổ chức kinh tế, bao gồm ba (03) trường hợp sau:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
- Đối với một số lĩnh vực nhất định, nhà đầu tư được yêu cầu phải thành lập công ty dưới hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và theo pháp luật Việt Nam (ví dụ: Dịch vụ quảng cáo…).
Thủ tục Thành Lập Doanh Nghiệp Vốn Nước Ngoài tại Việt Nam
Theo pháp luật hiện hành, để được thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, nhà đầu tư cần được cấp tối thiểu hai (02) văn bản sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC);
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phải đáp ứng các Giấy phép kinh doanh chuyên ngành trong từng lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ: Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa; Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;…
Những vấn đề lưu ý khi thành lập?
- Hiện nay đã có cơ chế liên thông giữa thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư có quyền lựa chọn cơ chế trên hoặc thực hiện riêng lẻ từng thủ tục.
- Nhà đầu tư cần nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư, quy mô vốn, hình thức doanh nghiệp,… có thuộc trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài gồm những gì?
Để thực hiện các thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài, nhà đầu tư cần chuẩn bị bộ Hồ sơ bao gồm:
STT |
Xin IRC |
Xin ERC |
1 | Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; | Văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp; |
2 | Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân có giá trị pháp lý tương đương đối với trường hợp nhà đầu tư là cá nhân;
Hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức; |
Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân có giá trị pháp lý tương đương đối với trường hợp nhà đầu tư là cá nhân;
Hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức; |
4 | Đề xuất dự án đầu tư | Điều lệ công ty |
5 | Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư, gồm một trong các văn bản sau:
|
Danh sách thành viên; hoặc Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài |
6 | Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
Hoặc: Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư |
Văn bản xác nhận số vốn pháp định từ cơ quan có thẩm quyền (áp dụng với một số lĩnh vực); |
7 | Tài liệu chứng minh năng lực chuyên môn, kinh nghiệm từ nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm những không giới hạn: Các dự án liên quan đã thực hiện; Chứng nhận kinh nghiệp từ đối tác, khách hàng; Chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền. | Lý lịch tư pháp (trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu) |
8 | Hợp đồng liên doanh (Trường hợp liên doanh với nhà đầu tư khác). |
- Lưu ý: Các giấy tờ từ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang Tiếng Việt.
Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập, nhà đầu tư nước ngoài cần làm gì?
- Đăng bố cáo thành lập;
- Thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu dấu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký thuế, khai thuế;
- Mở tài khoản ngân hàng tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Tuyển dụng và sử dụng lao động Việt Nam và lao động nước ngoài tại doanh nghiệp, đồng thời thực hiện các thủ tục liên quan đến pháp luật lao động và bảo hiểm theo quy định hiện hành;
- Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Xin các Giấy phép chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh (nếu có).
Với đội ngũ luật sư và cộng sự am hiểu pháp luật và thực tiễn nhiều năm kinh nghiệm hành nghề DC Counsel cam kết hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu với chất lượng cao, tiết kiệm chi phí. Quý khách không phải đi lại nhiều lần và mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính.
Sứ mệnh của chúng tôi sẽ không hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện