Hiện nay, việc kết hôn với người nước ngoài trở nên rất bình thường và phổ biến khi chúng ta đang sống trong một thế giới mở với sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, khi bạn có ý định kết hôn với người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam thì cần tuân thủ theo những quy định, yêu cầu của pháp luật Việt Nam trong việc đăng ký. Trong đó việc đóng lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài là một yếu tố bắt buộc. Vậy lệ phí đăng ký kết hôn viws người nước ngoài là bao nhiêu? Và cần đến tại cơn quan nào để đăng ký? Câu trả lời sẽ được DC Counsel mang đến ngay sau đây.

Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài là bao nhiêu?

Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài là bao nhiêu?

Tại Điều 1 Thông tư 179/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của bộ tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung điểm b.1 khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính như sau: Lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú, chứng minh nhân dân:

“Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài: Không quá 75.000 đồng”.

Căn cứ theo các quy định trên thì, đối với trường hợp của bạn, bạn tiến hành thủ tục ghi chú kết hôn và lệ phí khi làm thủ tục ghi chú kết hôn là không quá 75.000 đồng.

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài được thực hiện như thế nào?

1. Thẩm quyền giải quyết

Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn nơi thường trú của công dân

2. Thủ tục tiến hành:

  • Bước 1: Nộp tờ khai (theo mẫu quy định)
  • Bước 2: Bổ sung giấy tờ cần thiết nếu thuộc trường hợp sau: người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.
  • Bước 3: Công chức tư pháp – hộ tịch xác minh tình trạng hôn nhân của người yêu cầu trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Bước 4: Nhận kết quả. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Trình tự xử lý và trao giấy chứng nhận kết hôn với người nước ngoài được thực hiện như thế nào?

  • Bước 1: Chuẩn bị và soạn thảo đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật
  • Bước 2: Nộp hồ sơ
  • Bước 3: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ

Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  • Bước 4:Phỏng vấn

Nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước, căn cứ vào tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn.

  • Bước 5: Trao kết quả

Nếu hồ sơ hợp lệ Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Mọi thắc mắc về lệ phí, thủ tục, trình tự kết hôn với người nước ngoài, quý khách hàng vui lòng gửi về Công ty Luật DC Counsel để được tư vấn và hướng dẫn giải quyết chi tiết nhất.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *