Một trong những điểm mới nổi bật nhất của Luật nhà ở 2014 có qui định một chương riêng về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam (hay nói cách đơn giản là người nước ngoài được quyền mua nhà ở tại Việt Nam). Theo quy định của Luật Nhà ở 2014 cũng như Nghị định 99/2015 đã nêu rất chi tiết về đối tượng người nước ngoài mua nhà, điều kiện người nước ngoài mua nhà và quyền nghĩa vụ của nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vướng mắc xoay quanh vấn đề người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cho đến hiện này, vì vậy hãy cùng DC Counsel tháo gỡ trong bài viết này nhé.

Người nước ngoài có được đứng tên mua nhà tại Việt Nam không?

Người nước ngoài có được đứng tên mua nhà tại Việt Nam không?

Theo quy định hiện hành, người nước ngoài đã được phép mua nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng và hình thức sỡ hữu sẽ có phần hạn chế hơn sơ với công dân Việt Nam.

Cụ thể, các cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% trong tổng số căn hộ của 1 tòa nhà chung cư. Nếu như trong đơn vị hành chính cấp phường có nhiều chung cư, họ chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà và không quá 30% trong tổng số căn hộ của tất cả các chung cư này.

Với nhà ở riêng lẻ thuộc dự án nhà ở thương mại, các nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu số lượng cụ thể như sau:

  • Đối với trường hợp chỉ có 1 dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ ít hơn hoặc bằng 2.500 căn, họ chỉ được sở hữu không quá 10% (tương đương với 250 căn) trong tổng số lượng nhà ở tại dự án đó.
  • Đối với trường hợp có từ 2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong những dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn, họ cũng chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở tại mỗi dự án.

Thời gian tối đa người nước ngoài được phép sở hữu nhà tại Việt Nam là bao lâu?

Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.”

Theo quy định thì người nước ngoài không có quyền sở hữu nhà thời hạn lâu dài và ổn định mà chỉ được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, thời điểm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận. Khi hết thời hạn chủ sở hữu có quyền gia hạn thêm theo nhu cầu tại các trường hợp điều 77 Nghị định số 99/ 2015/NĐ-CP .

Những loại thuế nào người nước ngoài cần phải trả khi mua nhà tại Việt Nam?

Khi mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bạn phải chịu các khoản nộp ngân sách Nhà nước, thuế, phí và lệ phí có liên quan giống như người Việt Nam trong nước như sau:

  • Tiền sử dụng đất: Vì tiền sử dụng đất thường chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu giá vốn, nên bạn phải hỏi chủ đầu tư (bên bán) trong giá bán đã bao gồm tiền sử dụng đất chưa. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các chủ đầu tư thường đưa ra giá bán đã bao gồm tiền sử dụng đất.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% trên giá bán. Khi niêm yết, thông báo giá bán, chủ đầu tư thường có ghi chú “Giá bán đã bao gồm VAT” hoặc “Giá bán chưa bao gồm VAT”. Do đó, bạn xem giá bán 04 tỷ đồng mà chủ đầu tư thông báo đã bao gồm VAT chưa, trường hợp chưa bao gồm VAT thì bạn phải cộng thêm 10% trên giá bán 04 tỷ đồng, lúc này giá bán đã bao gồm VAT là 4,4 tỷ đồng.
  • Ngoài ra, bạn còn phải chịu khoản phí như: lập bản đồ địa chính và dịch vụ (khoảng 1.500.000 đồng/trường hợp), phí hành chính (khoảng 150.000 đồng/trường hợp), phí đo vẽ căn hộ (khoảng 6.000 đồng/m2).
  • Các khoản phí trước bạ, lập bản đồ địa chính và dịch vụ, phí hành chính và phí đo vẽ căn hộ thường được chủ đầu tư đưa vào hợp đồng, quy định bên nào phải chịu khi tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *