Hiện nay, với việc người nước ngoài nhập cảnh và làm việc lâu dài thì nhu cầu làm thẻ tạm trú Việt Nam cũng tăng lên. Có thẻ tạm trú, người nước ngoài sẽ không phải làm visa hoặc gia hạn visa nhiều lần gây mất thời gian, tiền bạc và công sức. Và một trong những điều khiến khách hàng thắc mắc nhiều nhất đó chính là lệ phí làm thẻ tạm trú có đắt không, trong quá trình làm thẻ có dễ xuất hiện các khoản phát sinh không? Để giải đáp cho những thắc mắc trên, DC Counsel mời quý khách hàng cùng đọc qua bài viết này.

Lệ phí cấp thẻ tạm trú Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Lệ phí cấp thẻ tạm trú Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Lệ phí thẻ tạm trú Việt Nam hiện tại là bao nhiêu?

Hiện tại, Cục xuất nhập cảnh đã đăng tải thông tin về lệ phí làm thẻ tạm trú Việt Nam như sau:

  • Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm 145 USD
  • Thẻ tạm trú có thời hạn từ 02 năm đến 05 năm 155 USD
  • Người nước ngoài được cấp thị thực nhiều lần loại LĐ và ĐT thời hạn trên 01 năm 5 USD
  • Gia hạn thẻ tạm trú 10 USD
  • Cấp mới hay cấp lại thẻ tạm trú 100 USD
  •  Cấp thẻ du lịch là 10 USD
  • Cấp thị thực cho du khách tham quan và du lịch quá cảnh vào Việt Nam qua đường hàng không và đường biển 10 USD
  • Cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam theo diện miễn thị thực và xuất, nhập cảnh lại vào Việt Nam trong thời hạn không được quá 30 ngày.

Việc kê khai, nộp phí, hoàn phí khi làm thẻ tạm trú Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo thông tư 219/2016/TT-BTC phí lệ phí thẻ tạm trú Việt Nam quy định như sau:

  • Chậm nhất là ngày thứ năm hàng tuần, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tuần trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
  • Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
  • Trường hợp người nộp lệ phí đã nộp lệ phí nhưng không đủ điều kiện được cấp hộ chiếu và các giấy tờ liên quan thì tổ chức thu lệ phí hoàn trả số tiền lệ phí đã thu khi thông báo kết quả cho người nộp.

Các trường hợp khác đã nộp phí, lệ phí nhưng không đủ điều kiện cấp các giấy tờ liên quan hoặc từ chối nhận kết quả xử lý hồ sơ, tổ chức thu phí, lệ phí không phải hoàn trả số tiền phí, lệ phí đã thu.

Những trường hợp nào bị từ chối cấp thẻ tạm trú Việt Nam?

Trong những trường hợp sau đây thì không cấp thẻ tạm trú:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động;
  • Đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự;
  • Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế;
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.

Trên đây là những thông tin sơ bộ các vấn đề về cấp thẻ tạm trú Việt Nam cho người nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh còn có rất nhiều các vấn đề pháp lý khác liên quan đến việc cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài. Chính vì vậy cách tốt nhất là Qúy khách hay liên hệ trực tiếp với DC Counsel để được chúng tôi sẽ nắm bắt cơ sở để có những tư vấn chính xác và kịp thời nhất về vấn đề thẻ tạm trú.

Xem thêm: Dịch vụ làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN

Điện thoại: 028.6654.0777 - Email: info@dccounsel.vn
0917.555.253 (LS Thiên Thanh) - 0911.410.053 (LS Ngọc Trâm).
0912.454.342 (LS Mai Hạnh) - 0908.060.304 (LS Đức Chánh).
Văn phòng: Lầu 6, 99 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Đội ngũ luật sư DC Counsel thường xuyên đóng góp ý kiến pháp lý trên các báo điện tử lớn nhất Việt Nam và nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.

 

Leave a Reply