Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Công ty Luật DC Counsel, TP.HCM) khẳng định: “Vụ đốt pháo sáng trên sân Hàng Đẫy có dấu hiệu của hành vi phạm tội và có thể khởi tố hình sự” khi trao đổi với phóng viên Báo Bóng đá.

‘Có thể khởi tố hình sự’ vụ đốt pháo sáng trên sân Hàng Đẫy
‘Có thể khởi tố hình sự’ vụ đốt pháo sáng trên sân Hàng Đẫy

Như Báo Bóng Đá đưa tin tối qua (11/9), trong trận đấu giữa Hà Nội FC và DNH Nam Định thuộc khuôn khổ vòng 22 V.League 2019, một quả pháo sáng đã bắn thẳng từ khán đài B sang khán đài A. Không may, một CĐV nữ ngồi ở khu A3 (gần khán đài VIP) đã bị bỏng do ảnh hưởng của quả pháo và lập tức được đưa đến bệnh viên Xanh Pôn cấp cứu.

Trong cuộc phỏng vấn của Báo Bóng đá, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Công ty Luật DC Counsel, TP.HCM) cho biết: “Vụ đốt pháo sáng trên sân Hàng Đẫy (Hà Nội) không chỉ là hành vi phi thể thao mà nó còn có dấu hiệu của hành vi phạm tội. Những hành vi này có dấu hiệu của 3 tội danh.

Luật sư Nguyễn Đức Chánh (bên phải) khẳng định: “Vụ đốt pháo sát có thể khởi tố hình sự”

Như Báo Bóng Đá đưa tin tối qua (11/9), trong trận đấu giữa Hà Nội FC và DNH Nam Định thuộc khuôn khổ vòng 22 V.League 2019, một quả pháo sáng đã bắn thẳng từ khán đài B sang khán đài A. Không may, một CĐV nữ ngồi ở khu A3 (gần khán đài VIP) đã bị bỏng do ảnh hưởng của quả pháo và lập tức được đưa đến bệnh viên Xanh Pôn cấp cứu.

Trong cuộc phỏng vấn của Báo Bóng đá, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Công ty Luật DC Counsel, TP.HCM) cho biết: “Vụ đốt pháo sáng trên sân Hàng Đẫy (Hà Nội) không chỉ là hành vi phi thể thao mà nó còn có dấu hiệu của hành vi phạm tội. Những hành vi này có dấu hiệu của 3 tội danh.

Thứ nhất, hành vi đốt pháo sáng gây thương tích của nữ Nhà báo có dấu hiệu tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự hiện hành. Rõ ràng, dù không cố ý trực tiếp gây thương tích cho người khác nhưng người thực hiện hành vi hoàn toàn ý thức được việc đốt pháo sáng là nguy hiểm đến sức khoẻ cho người khác và để mặc hậu quả xảy ra với người khác, đây là lỗi cố ý gián tiếp.

Tỉ lệ thương tật của nạn nhân sẽ là căn cứ xác định trách nhiệm của người đã thực hiện hành vi.

Thứ hai, hành vi tấn công, đánh các chiến sĩ cơ động khi họ đang thi hành công vụ là giữ gìn trật tự, ngăn chặn hành vi đốt pháo sáng… thì hành vi này có dấu hiệu tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự hiện hành. Nếu tỉ lệ thương tật của các chiến sĩ này đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS hiện hành, thì hành vi chống người thi hành công vụ nêu trên sẽ là tình tiết tăng nặng theo điểm khoản 2 Điều 134 BLHS.

Thứ ba, những đối tượng không thực hiện các hành vi nêu trên nhưng có hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội có dấu hiệu tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự hiện hành”.

Theo Bongdaplus.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *