Hiện nay nhiều người thắc mắc tranh chấp đất đai có được khởi kiện luôn tại Tòa án hay không vì thường khi xảy ra tranh chấp đất đai, việc đầu tiên là gọi trưởng thôn, xóm…hoặc địa chính.
- Một lô đất chuyển nhượng cho hai người- Tuyệt chiêu lừa bán đất nền ở TP.HCM
- Cấp lại sổ đỏ với cấp đổi Sổ đỏ có gì khác ?
- Thay đổi địa chỉ có bắt buộc làm lại Sổ đỏ?
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
Theo đó, tranh chấp đất đai gồm 02 loại chủ yếu sau:
- Tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề;
- Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất (ai là chủ đất).
Lưu ý: Tranh chấp liên quan đến đất đai thì không phải là tranh chấp đất đai (thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết là khác nhau) như:
- Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho…);
- Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.
Phải hòa giải trước khi khởi kiện tại Tòa án
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở (thông qua hòa giải viên cơ sở).
-
Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Theo đó, UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) không tự hòa giải mà một trong các bên tranh chấp phải có đơn yêu cầu.
Như vậy, các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã để hòa giải trước khi khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết (nếu hòa giải không thành).
Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Trường hợp |
Cách thức giải quyết |
Thẩm quyền |
|
– Đương sự có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. |
– Khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. |
– Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp. |
|
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. |
Chọn một trong hai hình thức |
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND. |
– UBND cấp huyện. |
– UBND cấp tỉnh. |
|||
– Khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. |
– Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp. |
Trả lại đơn khởi kiện hoặc từ chối đơn yêu cầu giải quyết nếu chưa hòa giải tại UBND cấp xã:
– Trả lại đơn khởi kiện:
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện (không thụ lý, trả lại đơn khởi kiện).
– Không tiếp nhận yêu cầu giải quyết tại UBND cấp huyện, tỉnh nếu không đủ hồ sơ:
Khi hòa giải tại UBND cấp xã không thành mà các bên có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì nộp đơn tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh (trong hồ sơ yêu cầu giải quyết phải có biên bản hòa giải tại UBND cấp xã).
Kết luận:
- Khi xảy ra tranh chấp đất đai không được khởi kiện luôn tại Tòa án mà phải trải qua giai đoạn hòa giải tại UBND cấp xã (đây là giai đoạn bắt buộc); nếu không hòa giải tại UBND cấp xã mà nộp đơn khởi kiện tại Tòa án sẽ bị trả lại đơn.
-
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành (không hòa giải được) thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc nộp đơn yêu cầu UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết tùy thuộc vào từng trường hợp như bảng trên.
Khắc Niệm / Luật Việt Nam.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG