Theo yêu cầu Chính phủ là phải cắt giảm 50% các điều kiện kinh doanh. Song trên thực tế có nhiều quy định cắt giảm vẫn chưa thực chất và hiệu quả.
Sáng 2-11, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Ciem) tổ chức Hội thảo “Môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết 19”.
Theo bà Nguyễn Minh Thảo, trưởng Ban Môi trường Kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Ciem), trong năm 2019 theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam tụt 1 bậc. Trong đó, đáng chú ý là chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội giảm tới 45 bậc, chỉ số về doanh nghiệp phá sản vẫn đứng ở vị trí cuối bảng, tức là không có sự cải thiện.
Ông Nguyễn Đình Cư, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội tư vấn thuế, thông tin thêm tổng số giờ/năm để doanh nghiệp nộp thuế năm 2018 vẫn ở mức 498 giờ, tương đương 41 ngày làm việc. Đáng chú ý là thời gian bị yêu cầu chuẩn bị tài liệu nộp thuế là rất lớn, mất tới 457 giờ/năm; thời gian để giải quyết các thủ tục bảo hiểm xã hội mất 247 giờ/năm.
Theo bà Thảo, hầu hết các chỉ số môi trường kinh doanh theo đánh giá của WB đều được cải thiện song đều chưa đạt được mức trung bình của ASEAN 4. Có nghĩa, Việt Nam dù đã có cải cách nhưng “chưa đủ, chưa nhanh và chưa kịp với các nước”.
Liên quan đến việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, bà Thảo cho rằng mặc dù các bộ ngành đã đưa ra danh mục cắt giảm, và nhiều nghị định được ban hành. Tuy nhiên, số lượng điều kiện kinh doanh được bãi bỏ còn thấp so với mục tiêu là đạt ít nhất 50%.
Đáng chú ý là chất lượng các văn bản là vấn đề phải bàn, khi vẫn còn nhiều điều kiện kinh doanh không phù hợp, không cần thiết và không đạt được hiệu quả quản lý.
“Nhiều điều kiện kinh doanh chưa có kế hoạch sửa khi có nhiều quy định vẫn nằm trong luật, nên vẫn còn mang tính hình thức” – bà Thảo đánh giá thêm là số hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành cũng đã giảm nhưng chưa đáng kể so với mục tiêu.
Ông Nguyễn Đình Cung, viện trưởng Viện Ciem, cũng cho rằng có một thực tế là chúng ta đang phải “mềm hóa” các mục tiêu, giảm sự quyết tâm loại bỏ rào cản.
Dẫn chứng, đầu năm 2018 Chính phủ yêu cầu phải cắt bỏ 50% điều kiện kinh doanh và giấy phép con. Tuy nhiên việc thực hiện gặp khó khăn, nên thay vì mục tiêu “cắt bỏ” đã phải chuyên sang “cắt giảm”, “đơn giản hóa”.
“Những rào cản nào cắt bỏ hẳn thì sẽ mất, nhưng rào cản nào giảm thiểu, đơn giản hóa, tức là nó vẫn còn đó và vẫn là rào cản. Nếu bộ, ngành và địa phương không thay đổi thì không đạt được hiệu quả” – ông Cung đánh giá.
Theo Ciem, kết quả đạt được của Nghị quyết 19 là không đồng đều, có chênh lệch khá lớn giữa các chỉ số, giữa các bộ ngành và địa phương.
Một số tiến bộ mới chỉ đạt được ở các chỉ số, ngành, lĩnh vực có vấn đề nóng, vấn đề được xã hội quan tâm đặc biệt, có phản biện, góp ý và yêu cầu mạnh mẽ từ phái doanh nghiệp, hiệp hội.
N.AN | Theo Tuổi trẻ online
Bài khác nên xem:
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG