- 3 điều cần lưu ý dành cho người nước ngoài tìm việc tại Việt Nam
- Những lĩnh vực dành cho người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
- Thủ tục cấp quyền sở hữu cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam 2019
Những đối tượng người nước ngoài nào cần đóng BHXH ltaij Việt Nam?
Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Đối tượng áp dụng là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong văn bản này khi di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; hoặc đã đủ tuổi nghỉ hưu như quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động hiện hành.
Mức đóng và phương thức đóng BHXH của người nước ngoài thực hiện như thế nào?
Từ ngày 1/12/2018 đến ngày 31/12/2021:
- Người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc
- Người sử dụng lao động: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Từ ngày 1/1/2022:
- Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có trách nhiệm đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
- Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ:
- 3% vào quỹ ốm đau, thai sản;
- 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất
Thủ tục hồ sơ đóng BHXH cho người nước ngoài tại Việt Nam
Từ 01/12/2018, cơ quan BHXH sẽ chuyển tất cả người nước ngoài đang tham gia BHYT tại mã BW sang mã IC để tham gia BHXH, BHYT. Trường hợp người nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì đơn vị lập hồ sơ giao dịch điện tử phiếu giao nhận hồ sơ 600 để giảm mã IC và phiếu giao nhận hồ sơ 603 để tăng lại vào mã BW.
Đơn vị thực hiện kê khai hồ sơ, thủ tục theo quy định hiện hành với mã đơn vị tham gia được chuyển đổi từ mã BW sang IC
Khi lập ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền đơn vị phải ghi đầy đủ 03 tiêu chí là tên đơn vị, mã đơn vị tham gia BHXH, nội dung nộp tiền. Trường hợp đơn vị lập một chứng từ cho nhiều mã đơn vị (YN, IC, BW) thì phải rõ số tiền nộp của từng mã đơn vị trong nội dung nộp tiền.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG