Hiện nay, những quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được Bộ luật lao động và những văn bản dưới luật điều chỉnh một cách cụ thể. Theo đó, người lao động nước ngoài khi vào làm việc tại Việt Nam chỉ được thông qua một trong các hình thức đã được quy định cụ thể tại Điều 2 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2016. Bài viết này DC Counsel sẽ tổng hợp 3 lưu ý quan trọng nhất dành cho người nước ngoài tìm việc tại Việt Nam. Cùng theo dõi nhé!

3 điều cần lưu ý dành cho người nước ngoài tìm việc tại Việt Nam

Điều kiện tuyển dụng lao động công dân nước ngoài tại được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 170 của Bộ luật lao động năm 2012, khi các doanh nghiệp Việt Nam nhận thấy người lao động, nguồn nhân lưc của doanh nghiệp chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì các chủ thể kinh tế trong nước được phép tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm với các vị trí tuyển dụng: quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam không thể đáp ứng được.

Điều luật này mang ý nghĩa vô cùng to lớn phản ánh mối quan hệ pháp lý bảo hộ lao động trong nước khi Việt Nam được thế giới đánh giá là quốc gia có dân số trẻ, lực lượng nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào trong khi vấn đề thất nghiệp, giải quyết việc làm, đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; vấn đề sa thải người lao động bất hợp pháp đang diễn biến phức tạp thì không thể để các doanh nghiệp Việt Nam tuyển dụng ồ ạt người lao động nước ngoài làm mất cân bằng lao động trong bối cảnh hiện nay.

Nghĩa vụ phải giải trình sự cần thiết phải sử dụng lao động nước ngoài và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước chuyên ngành về lao động và việc làm phải được doanh nghiệp, cơ quan nước ngoài thực hiện trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Vấn đề xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đặt ra khi sử dụng người lao động nước ngoài các lưu ý qua các quy định sau:

  • Việc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện ngay cả trong khi thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được thì các doanh nghiệp trừ nhà thầu phải báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người lao động nước ngoài dự kiến công tác và làm việc, được xem là trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
  • Với thời hạn dưới 03 tháng để làm công việc chào bán dịch vụ hoặc để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh thì không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài khi người lao động nước ngoài vào Việt Nam
  • Người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh mà không cần cấp giấy phép lao động nếu người lao động là du học sinh đang học tập tại Việt Nam.
  • Thời gian cộng dồn trong 1 năm trong thời gian đủ 12 tháng liên tục và được tính kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc hoặc ký kết hợp đồng lao động có hiệu lực pháp lý. Có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm ở các vị trí công việc chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật vấn đề này có thể thể hiện qua hợp đồng lao động.
  • Học sinh, sinh viên có quốc tịch nước ngoài mà học tập, đi thực tập ở các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam. Tùy theo từng với từng vị trí công việc tuyển dụng mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có văn bản chấp thuận tương ứng.

Có văn bản xác nhận của chủ đầu tư và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu khi đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến. Khi sử dụng người lao động nước ngoài của nhà thầu Việt Nam, người sử dụng lao động có trách nhiệm lên phương án để kê khai số lượng, trình độ bằng cấp, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của người lao động nước ngoài cần huy động để thực hiện gói thầu tại Việt Nam. Sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an, Ngoại giao trong việc quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng vai trò vô cùng to lớn.

Các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương trong việc quản lý lao động nước ngoài nên phối hợp giữa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tư Pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư… cần tạo điều kiện hết sức giúp đỡ về mặt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. Để đáp ứng cho nhu cầu về lao động ở địa phương nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, nhà thầu nước ngoài nếu không thực sự thấy cần thiết nên sử dụng lao động trong nước. Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp phải đề nghị nhà thầu thực hiện đúng nội dung đã kê khai về việc sử dụng người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài, quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho nhà thầu  được hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các theo đúng các quy định của pháp luật.

Hằng quý, nhà đầu tư phối hợp với nhà thầu báo cáo với Sở Lao động, thương binh và xã hội và Bộ Lao động, thương binh và xã hội biết để thống kê và quản lý.

 Những quy định về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Giấy phép lao động là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng được Sở Lao động, thương binh và xã hội cấp cho người lao động nước ngoài khi được doanh nghiệp Việt Nam bảo lãnh đến Việt Nam làm việc theo sự thỏa thuận trên hợp đồng lao động.

  • Người lao động nước phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật không bị bệnh tâm thần, mất trí nhớ, không trong độ tuổi vị thành niên.
  • Phải có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc được thể hiện qua giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
  • Làm việc ở các bộ phận, phòng ban với các chức vụ nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  • Không vi phạm pháp luật hình sự hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam hoặc nước sở tại.
  • Có văn bản chấp thuận về việc lao động của cơ quan quản lý về lao động.

Khi làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, ngoài đáp ứng được các điều kiện nếu trên thì người lao động là công dân nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh như cấp thẻ tạm trú, đăng ký khai báo và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là visa (thị thực) phải thể hiện là các thông tin, ký hiệu là đến Việt Nam lao động và công tác, tránh trường hợp lao động ”chui” như visa du lịch, visa thăm thân…

Nếu người lao động nước ngoài hoặc người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài không có giấy phép lao động, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật hoặc bị xử lý bằng các biện pháp khác theo quy định của Chính Phủ.

Những đối tượng người nước ngoài không yêu cầu giấy phép lao động là ai?

Những đối tượng sau đây không yêu cầu giấy phép lao động là:

  • Làm việc tại Việt Nam trong vòng chưa đầy ba tháng
  • Một thành viên hoặc chủ sở hữu của một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của ban quản lý của một công ty cổ phần
  • Một luật sư, làm việc theo một giấy phép chuyên môn do Bộ Tư pháp
  • Một Giám đốc đại diện, Giám đốc dự án, hoặc người đại diện của một công ty quốc tế hoạt động tại Việt Nam
  • Một chuyển nhượng nội bộ của một công ty tham gia vào một trong 11 lĩnh vực dịch vụ như đã nêu trong cam kết dịch vụ WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) của Việt Nam:

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN

Điện thoại: 028.6654.0777 - Email: info@dccounsel.vn
0917.555.253 (LS Thiên Thanh) - 0911.410.053 (LS Ngọc Trâm).
0912.454.342 (LS Mai Hạnh) - 0908.060.304 (LS Đức Chánh).
Văn phòng: Lầu 6, 99 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Đội ngũ luật sư DC Counsel thường xuyên đóng góp ý kiến pháp lý trên các báo điện tử lớn nhất Việt Nam và nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.

 

Leave a Reply