Làn sóng đầu tư vào Việt Nam cùng với các quy định mới của Luật Nhà ở 2014 đã cho phép các cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho họ làm ăn và sinh sống. Tuy nhiên, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam (trường hợp không phải nhà đầu tư) vẫn còn nhiều hạn chế so với cá nhân trong nước. Một vài điểm cần lưu ý về luật nhà ở cho người nước ngoài đó chính là thời gian và điều kiện sở hữu. Cùng tìm hiểu sâu hơn về luật sở hữu nhà ở Việt Nam cho người nước ngoài trong bài viết này nhé.

Thời gian người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam là bao lâu?

Người nước ngoài được phép sở hữu nhà tại Việt Nam trong thời gian bao lâu?

cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bằng thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận và có thể gia hạn nếu có nhu cầu.

Nếu như người nước ngoài kết hôn với công dân là Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo hình thức ổn định, lâu dài như công dân Việt Nam.

Về thời hạn người nước ngoài sở hữu nhà khi nhận chuyển nhượng thì tối đa không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận và ghi rõ trong Giấy chứng nhận”. Trường hợp chuyển nhượng cho người nước ngoài khác thì bên nhận chuyển nhượng có thời hạn sở hữu trong thời hạn còn lại không phải là 50 năm như ban đầu.

Nếu hết thời hạn sở hữu nhà ở mà không xin gia hạn, không bán, tặng cho các đối tượng thuộc sở hữu nhà ở Việt Nam thì bất động sản này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Đối với trường hợp người nước ngoài thuê nhà ở Việt Nam sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ với chủ đầu tư theo hợp đồng thuê nhà ở, nếu người nước ngoài thuê nhà kinh doanh (cho thuê lại) thì phải được sự đồng ý của bên chủ đầu tư.

Điều kiện đối với từng loại nhà ở mà người nước ngoài được sở hữu là gì?

1. Đối với chung cư

  • Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư;
  • Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương khu vực hành chính cấp phường nhưng có nhiều tòa chung cư thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ

Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có:

  • Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;
  • Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó;
  • 2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% lượng nhà ở của mỗi dự án.

Người nước ngoài muốn đầu tư bất động sản tại Việt Nam cần lưu ý những điều gì?

Một số kinh nghiệm đầu tư bất động sản dành cho người nước ngoài ở thị trường Việt Nam nên biết nếu muốn tham gia vào thị trường nhà đất tiền năng này:

  • Thứ nhất, tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật người nước ngoài mua bán nhà đất ở Việt Nam bao gồm các loại giấy tờ, thủ tục, các quy định điều kiện đầu tư BĐS cho cá nhân tổ chức nước ngoài.
  • Thứ hai, nghiên cứu thị trường tỉ mỉ để tìm cơ hội thích hợp dù ở bất cứ địa phương nào từ Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng Nha Trang, Bình Dương hay các địa phương có tiềm năng khác.
  • Thứ ba, tìm hiểu các vấn đề về thuế quan, tài chính trong lĩnh vực đầu tư bất động sản như: thuế giá trị gia tăng thuế quản lý, thuế đăng ký, thu nhập cá nhân,…

Trên đây là những chia sẻ về những quy định pháp luật người nước ngoài mua bán nhà đất, sở hữu nhà ở và đầu tư kinh doanh bất động sản ở Việt Nam. Mong rằng những tổng hợp các quy định này sẽ mang lại những góc nhìn cơ bản nhất khi có các giao dịch liên quan đến bất động sản dành cho người nước ngoài hữu ích nhất.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *