Kết hôn là việc trọng đại trong đời, chính vì vậy bạn cần có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự kiện quan trọng này. Đặc biết, với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì những yêu cầu mang tính pháp lý là điều các cặp đôi càng phải chú ý. Bài viết này, DC Counsel sẽ phổ biến những quy định kết hôn với người nước ngoài mới nhất 2019 để những ai có nhu cầu có thể nắm bắt và thực hiện đúng theo yêu cầu.

Quy định kết hôn với người nước ngoài năm 2019 có gì mới?
Quy định kết hôn với người nước ngoài năm 2019 có gì mới?

Thẩm quyền quy định kết hôn với người nước ngoài được căn cứ vào đâu?

Từ ngày 01/01/2016, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài do UBND huyện thực hiện. Cụ thể như sau:

Điều 34 Luật Hộ tịch quy định:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.

Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Một vài quy định kết hôn với người nước ngoài năm 2019:

  • Thời hạn giải quyết hồ sơ: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Đối tượng thực hiện: Cá nhân
  • Cơ quan thực hiện: UBND cấp huyện nơi thực hiện thủ tục
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Tư pháp
  • Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
  • Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

Quy định kết hôn với người nước ngoài được thực hiện theo quy trình nào?

Để hoàn thành việc đăng kết hôn với người nước ngoài, bạn và người bạn đời cần trải qua các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Hai bên nam, nữ nộp một bộ hồ sơ đăng ký kết hôn trực tiếp tại Phòng tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện.
  • Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hố sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ;
  • Bước 3: Trong thời hạn 10 – 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng  Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì phòng tư pháp báo cáo chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
  • Bước 4: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở UBND, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nếu tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch và hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về quy định kết hôn với người nước ngoài, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với DC Counsel để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm: Báo giá dịch vụ tư vấn kết hôn với người nước ngoài ở TP. Hồ Chí Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *