Quy trình thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam là cả một quá trình dài liên qua đến hồ sơ, giấy tờ mà phía doanh nghiệp phải làm việc với các cơ quan hành chính. Quy trình này phải tuân thủ quy định pháp luật đã đặt ra và luôn gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để tránh được những rắc rối, khó khăn khi thành lập văn phòng đại diện?
- Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện
- Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài gồm những gì ?
- Tư vấn thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
Văn phòng đại diện là gì? Có những loại văn phòng đại diện nào?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Có 2 loại văn phòng đại diện đó là: Văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước và Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài. Mỗi loại văn phòng đại diện sẽ có một quy trình thành lập văn phòng đại diện riêng.
1. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước
Doanh nghiệp/ công ty có quyền lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
Trường hợp lập văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện.
Cơ quan cấp phép, chức năng và quyền hạn và trách nhiệm của văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở
2. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
So với văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có quy định về điều kiện thành lập, hồ sơ thành lập, chế độ báo cáo phức tạp hơn
Cơ quan cấp phép, chức năng và quyền hạn và trách nhiệm của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài: Sở Công thương nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở
Quy trình thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cần trải qua 3 bước chính sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Thông báo về việc lập văn phòng đại diện ở nước ngoài (Phụ lục II-12, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT).
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Doanh nghiệp phải gửi thông báo việc chính thức thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài trong vòng 30 ngày làm việc đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký để bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bước 3: Nhận kết quả
- Sau khi nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Có thế thấy, quy trình thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam là một công việc khá rắc rối và sẽ làm tốn rất nhiều thời gian của bạn cho việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục. Chính vì vậy, sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện được cung cấp từ các cơ quan luật sẽ giúp bạn giải quyết được phần nào gánh nặng trong quy trình này.
Bạn chỉ cần tốn một mức phí nhất định là cả một quy trình thành lập văn phòng đại diện đã có cả một đội ngũ chuyên nghiệp giải quyết. Gọi ngay cho DC Counsel để được tư vấn và cung cấp dịch vụ với giá tốt nhất hiện nay nhé.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG