Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty theo đúng quy định của pháp luật. Chi nhánh chưa thể đi vào hoạt động ngay mà cần phải hoàn thành một số công việc, giấy tờ theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp và tránh bị trường hợp bị cục thuế sờ gáy. Vậy những công việc đó là gì? Công ty nên bắt đầu từ đâu? Cùng đọc bài viết này để có câu trả lời nhé.

Những việc cần làm sau khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty
Những việc cần làm sau khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty

Những thủ tục cần hoàn tất sau khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty là gì?

1. Khai, nộp lệ phí môn bài

Chi nhánh có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh. Trường hợp đăng ký thành lập chi nhánh công ty ở khác địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.

Đối với thuế môn bài thì chi nhánh tự kê khai và nộp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lí chi nhánh, vì vậy, bạn không cần thông báo với cơ quan thuế đang quản lí công ty.

Hồ sơ kê khai lệ phí môn bài của chi nhánh gồm:

  • Tờ khai lệ phí môn bài;
  • Giấy ủy thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật để thực hiện công việc.
  • Mức thu lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng / năm.

2. Thông báo về việc đặt in, tự in hoặc sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế

Chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc) đều được tự đặt in hóa đơn để sử dụng, hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp.

Mẫu hóa đơn ở chi nhánh có thể giống hoặc khác với mẫu hóa đơn của trụ sở chính của doanh nghiệp.

Trường hợp sau khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty nhưng vẫn sử dụng chung mẫu hóa đơn với doanh nghiệp thì cần lưu ý:

  • Tên doanh nghiệp phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn;
  • Chi nhánh đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ chi nhánh của đơn vị bán hàng” để sử dụng.

 3. Mở tài khoản thanh toán cho chi nhánh

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, chi nhánh cần liên hệ với Ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam để tiến hành mở tài khoản thanh toán cho mình.

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng. Chi nhánh phải thực hiện thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Không cần phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nữa.

Có nên sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty không?

Việc đắn đo giữa sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh hay tự mình thực hiện các thủ tục thành lập văn phòng đại diện khiến nhiều doanh nhân đau đầu. Nếu doanh nghiệp có đội nhân viên ngũ am hiểu về quy trình cũng như thủ tục thành lập văn phòng đại diện thì có thể tự làm.

Tuy nhiên nếu như bạn không am hiểu quy trình cũng như những điều kiện, giấy tờ đi kèm khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bên dịch vụ. Đặc biệt, khi đến với dịch vụ thành lập chi nhánh của DC Counsel, bạn sẽ được tư vấn cụ thể, chính xác về những định hướng cũng như công việc cần làm khi muốn đăng ký thành lập văn phòng đại diện cũng như hồ sơ cần thiết.

Mọi chi tiết xin liên hệ DC Counsel qua hotline để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm: Những lý do nên sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *