Tất cả các doanh nghiệp trên thế giới đều có quyền thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu mô hình kinh doanh tại một thị trường mới, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về những ưu, nhược điểm về loại hình kinh doanh mình sẽ triển khai sắp tới để có những kế hoạch phù hợp. Bài viết này DC Counsel sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về những điểm ưu, nhược của khi thành lập chi nhánh công ty tại Việt Nam
- Pháp luật có những quy định gì về việc thành lập chi nhánh tại nước ngoài?
- Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH
- Những quyền và nghĩa vụ cần đảm bảo khi thành lập chi nhánh công ty
Những ưu điểm khi thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là gì?
1. Ưu điểm
- Tiện lợi trong giao tiếp với khách hàng ở 1 vị trí thuận lợi hơn là đến trụ sở chính công ty.
- Có quyền thực hiện đầy đủ các chức năng mua bán hàng hoá dịch vụ phù hợp với ngành nghề đã đăng ký của công ty mẹ.
- Được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế.
- Có thể kê khai nộp thuế riêng như 1 đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh độc lập.
- Có thể chọn phương pháp kê khai thuế độc lập hoặc phụ thuộc, được phép mở hệ thống sổ sách kế toán để hạch toán riêng.
2. Nhược điểm
- Thủ tục thành lập ban đầu – thủ tục đăng ký hoạt động phức tạp – tương đương thành lập một công ty mới.
- Có nghĩa vụ phải thiết lập và duy trì hệ thống kế toán, đồng thời phải lập và nộp đầy đủ các báo cáo tuân thủ như một đơn vị kinh doanh độc lập.
- Phải đóng thuế môn bài hằng năm.
- Phải làm thủ tục quyết toán trước khi giải thể
Đối với các doanh nghiệp nhỏ có nhân sự ít, nhu cầu mở thêm chi nhánh thường không cao. Thành lập CN hầu như không có khuyết điểm nào đáng lưu ý, do nhu cầu phát triển của công ty mà các doanh nghiệp xem xét có mở thêm chi nhánh hay không mà thôi.
Điều kiện thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là gì?
1. Về thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam:
- Thương nhân nước ngoài đã thành lập theo pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ có tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
- Tại thời điểm thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài phải hoạt động ít nhất 5 năm tại quốc gia, vùng lãnh thổ họ thành lập.
- Trường hợp Giấy phép kinh doanh của thương nhân nước ngoài có quy địnhnthời hạn hoạt động tại quốc gia, lãnh thổ của họ thì thời hạn đó phải còn ít nhất 1 năm khi nộp hồ sơ xin thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
- Nội dung hoạt động của chi nhánh phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, và phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
- Trường hợp nội dung hoạt động của chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam, hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Về người đứng đầu chi nhánh
- Người nước ngoài được bổ nhiệm làm người đứng đầu chi nhánh phải xin giấy phép lao động tại Việt Nam trước khi bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
- Người đứng đầu chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
- Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;
- Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
Mọi thắc mắc về điều kiện, thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, quý khách vui lòng gửi về Công ty Luật DC Counsel hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline để được hướng dẫn chi tiết.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG