Thay đổi đại diện Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật là gì?
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Công ty TNHH và CTCP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Điều kiện để làm người đại diện theo pháp luật
Một cá nhân có thể làm người đại diện theo pháp luật cho nhiều doanh nghiệp.
Điều kiện làm người đại diện theo pháp luật như sau:
- Cá nhân trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự.
- Được xác nhận thường trú tại Việt Nam. Nếu người đại diện là người nước ngoài thì người đó phải sinh sống tại Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và phải có Thẻ tạm trú theo quy định.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải không thuộc một trong các trường hợp sau:
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy định tại Luật phá sản doanh nghiệp.
Lưu ý:
- Người đang là người đứng đầu Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của một thương nhân nước ngoài thì không được kiêm nhiệm chức danh người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Người đang quản lý doanh nghiệp hiện đang bị treo mã số thuế thì sẽ không thể đăng ký làm người đại diện theo pháp luật mới của doanh nghiệp.
- Đối với hộ gia đình – người đại diện theo pháp luật là chủ hộ.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân – không có khái niệm người đại diện theo pháp luật mà là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Chức danh của người đại diện theo pháp luật trong công ty:
Tùy theo loại hình, qui mô công ty, chức danh của người đại diện theo pháp luật như sau:
- Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc;
- Chủ tịch công ty – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị – đối với công ty cổ phần;
Thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp làm thủ tục thông báo bằng văn bản đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật theo mẫu quy định;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người bổ sung/thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty;
- Cùng với:
- Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với CTCP trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp.
Thời hạn giải quyết thay đổi đại diện PL: 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
? Với đội ngũ luật sư và cộng sự am hiểu pháp luật và thực tiễn nhiều năm kinh nghiệm hành nghề DC Counsel cam kết hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh với chất lượng cao, tiết kiệm chi phí. Quý khách không phải đi lại nhiều lần & mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính.
? Sứ mệnh của chúng tôi sẽ không hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
[gravityform id=”1″ title=”true” description=”true”]