Thay đổi vốn điều lệ
Tăng vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ doanh nghiệp.
Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của doanh nghiệp.
Mức vốn điều lệ có thể thay đổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và quyết định của các nhà đầu tư. Theo đó:
Trường hợp nào cần tăng vốn điều lệ?
Việc tăng vốn điều lệ là nhằm mục đích nâng cao quy mô hoạt động của doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc tăng vốn điều lệ để đáp ứng điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề nhất định theo luật định. Tùy theo từng loại hình mà hình thức tăng vốn điều lệ sẽ khác nhau; cụ thể:
a. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
- Tăng vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp/thành viên doanh nghiệp;
- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận vốn góp của thành viên mới, dẫn đến làm thay đổi loại hình doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
b. Đối với công ty cổ phần:
- Chào bán cổ phần riêng lẻ;
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
- Chào bán cổ phần ra công chúng.
Lưu ý:
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp thể hiện tính chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp, bởi vậy khi doanh nghiệp dự định tăng vốn điều lệ cần cân nhắc đến tính chịu trách nhiệm về tài sản của đơn vị mình;
- Khi tăng vốn điều lệ doanh nghiệp, thành viên là tổ chức phải thực hiện việc góp vốn bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp, đối với thành viên là cá nhân thì có thể nộp tiền mặt.
Trường hợp nào cần giảm vốn điều lệ?
Thủ tục giảm vốn điều lệ phức tạp hơn việc tăng vốn điều lệ, vì vậy, khi doanh nghiệp có ý định giảm vốn điều lệ cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Các trường hợp giảm vốn điều lệ đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau:
a. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
b. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
- Giảm vốn để hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty;
- Giảm vốn do công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;
- Giảm vốn do có thành viên không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập công ty.
c. Đối với công ty cổ phần:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;
- Giảm vốn do công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông; hoặc theo yêu cầu của công ty;
- Giảm vốn do không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
Lưu ý:
- Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần giảm vốn điều lệ dẫn đến làm thay đổi loại hình doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ dẫn đến thay đổi mức lệ phí môn bài phải đóng của năm tiếp theo thì doanh nghiệp phải đăng ký lại bậc môn bài.
? Với đội ngũ luật sư và cộng sự am hiểu pháp luật và thực tiễn nhiều năm kinh nghiệm hành nghề DC Counsel cam kết hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp dịch vụ tư vấn với chất lượng cao, tiết kiệm chi phí. Quý khách không phải đi lại nhiều lần & mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính.
? Sứ mệnh của chúng tôi sẽ không hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
[gravityform id=”1″ title=”true” description=”true”]