Công cuộc mở cửa, cải cách nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng chọn Việt Nam trở thành một địa điểm tiềm năng để đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ có cơ hội phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Nhưng những điều kiện cơ bản trong từng lĩnh vực đầu tư được quy định như thế nào? Và quy trình thành lập công ty 100% vốn nước ngoài được diễn ra ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết này để có câu trả lời.
- Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam gặp nhiều rào cản về pháp lý
- Nước Ngoài Góp Vốn – Mua cổ phần, phần vốn góp
Những điều kiện cơ bản về các lĩnh vực đầu tư 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại đây, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư có điều kiện phải đảm bảo các điều kiện đầu tư theo quy định. Cụ thể như sau:
1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án phù hợp quy hoạch phát triển của địa phương.
- Phải có năng lực tài chính để thực hiện dự án.
- Đảm bảo các điều kiện về môi trường, an ninh trật tự.
2. Lĩnh vực thương mại
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án.
- Phải có năng lực tài chính và năng lực kinh nghiệm để thực hiện dự án.
- Việc xuất, nhập khẩu và phân phối các mặt hàng phải có mã HS và không thuộc trường hợp cấm, hạn chế xuất nhập khẩu, phân phối và phù hợp với lộ trình theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.
- Đáp ứng các điều kiện về chứng chỉ hành nghề và điều kiện về vốn đầu tư, vốn pháp định theo quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể.
- Đáp ứng tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong từng dự án cụ thể
3. Lĩnh vực dịch vụ
- Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đăng ký các ngành dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập WTO.
- Phải đảm bảo các điều kiện cụ thể theo biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO.
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án.
- Nhà đầu tư phải chứng minh năng lực kinh nghiệm để thực hiện dự án đầu tư
- Nhà đầu tư phải chứng minh năng lực tài chính để thực hiện dự án.
4. Những lĩnh vực nằm trong diện cấm đầu tư
- Đầu tư các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng.
- Đầu tư các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Đầu tư các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
- Đầu tư các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam, sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.
Như thế nào là một quy trình thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chuẩn?
Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế. Cụ thể:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.
- Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
Bước 3: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp. Tùy theo hình thức đầu tư là công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn mà chủ đầu tư sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ phù hợp.
Bước 4: Đăng thông báo chính thức thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Bước 5: Khắc dấu của doanh nghiệp
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
Bước 6: Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Sau khi có con dấu, doanh nghiệp tiến hành đăng tải mẫu con dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được sở Kế hoạch và đầu tư cấp 1 giấy xác nhận đã đăng tải mẫu con dấu.
Trên đây là những điều kiện cơ bản chung đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Nếu gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thành lập công ty xin vui lòng liên hệ đến văn phòng luật sư … để được tư vấn và trợ giúp hoàn thành thủ tục sớm nhất.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG