Việc làm thủ tục đăng ký kinh doanh đã xác nhận sự ra đời của doanh nghiệp trên giấy tờ. Tuy nhiên sau khi đăng ký kinh doanh, quý khách hàng còn phải tiến hành các hoạt động sau khi thành lập, đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của công ty sau này. Vậy cụ thể, các công việc doanh nghiệp cần làm sau khi thành lập công ty là gì ?

Sau khi thành lập công ty phải làm gì ?
Sau khi thành lập công ty phải làm gì ?

Doanh nghiệp cần làm gì ngay sau khi nhận được tài khoản kinh doanh ?

1. Mở tài khoản tại ngân hàng

Thủ tục mở tài khoản sẽ được hướng dẫn và yêu cầu chi tiết tại từng Ngân hàng nơi Doanh nghiệp dự định mở tài khoản.

Pháp luật không hạn chế số lượng tài khoản Doanh nghiệp được phép mở tại các Ngân hàng.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, phải thực hiện thông báo số Tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế theo mẫu 08/MST.

2. Doanh nghệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Doanh nghiệp phải kinh doanh đúng theo những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.

Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (ví dụ như kinh doanh dịch vụ bảo vệ, hoặc kinh doanh ngành nghề khắc dấu pháp nhân …), thì chỉ được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

Việc xin cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh được tiến hành tại cơ quan nào sẽ phụ thuộc vào đó là ngành nghề gì. Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện sau khi đã có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Đăng ký hành nghề

Áp dụng đối với những lĩnh vực pháp luật quy định phải đăng ký hành nghề như: đăng ký hành nghề y dược tư nhân, đăng ký hành nghề dịch vụ khám chữa bệnh. đăng ký hành nghề kế toán, kiểm toán….

Ngoài ra, Doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động khác như: đăng ký sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, công bố chất lượng hàng hóa, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. v.v.

4. Báo cáo tài chính

Trong thời hạn 30 ngày đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, chín mươi (90) ngày đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp phải được gửi đến cơ quan quản lý thuế.

5. Ký hợp đồng lao động, xây dựng nội quy, quy chế, thỏa ước lao động

6. Treo biển hiệu đúng quy định

Doanh nghiệp mới thành lập sẽ nộp thuế và in hóa đơn như thế nào?

1. In hóa đơn

Doanh nghiệp thuộc trường hợp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp liên hệ cơ quan thuế quản lý để mua hóa đơn.

Doanh nghiệp thuộc trường hợp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, việc đặt in hóa đơn tiến hành như sau:

Bước 1: Tiến hành thủ tục xin xác nhận đủ điều kiện đặt in hóa đơn. Sau khi cơ quan thuế cho phép in hóa đơn, doanh nghiệp liên hệ đơn vị được cấp phép in hóa đơn để đặt in hóa đơn

Bước 2: Thông báo phát hành hóa đơn tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc phát hành hóa đơn chậm nhất là năm (05) ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn, kể từ ngày ký thông báo phát hành.

Nếu thông báo phát hành của doanh nghiệp gửi đến cơ quan Thuế không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo, cơ quan thuế có văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết. Doanh nghiệp phải điều chỉnh để thông báo phát hành mới.

Trong thời hạn 5 – 10 ngày làm việc kể từ thời điểm cơ quan thuế tiếp nhận Hồ sơ thông báo phát hành, nếu cơ quan thuế không có ý kiến thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn đã đăng ký phát hành.

2. Kê khai và nộp thuế môn bài

Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng sau khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD (Nếu DN được cấp ĐKKd vào cuối tháng thì được phát sinh thêm 10 của tháng tiếp theo) Công ty phải tiến hành khai và nộp thuế môn bài.

Căn cứ vào Vốn Điều lệ của Doanh nghiệp mà có các mức thuế môn bài khác nhau.

Tùy từng Chi cục thuế mà việc nộp thuế môn bài ban đầu này sẽ nộp trực tiếp tại Chi cục (cán bộ quản lý thuế thu), hoặc Doanh nghiệp xin cấp Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước và sang Kho bạc hoặc Ngân hàng có điểm thu ngân sách nhà nước (Liên hệ với Chi cục thuế để biết địa điểm của Ngân hàng) nộp.

3. Kê khai và nộp Báo cáo thuế giá trị gia tăng (VAT)

Những Doanh Nghiệp mới thành lập thì kê khai thuế GTGT theo quý và kê khai theo phương pháp trực tiếp.

Sau khi hoạt động đủ 12 tháng thì sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.

Nếu > 50 tỷ thì kê khai theo tháng. Nếu < 50 tỷ thì kê khai theo quý

Nếu DN mới thành lập muốn kê khai theo phương pháp khấu trừ thì: Phải có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc hoá đơn đầu vào mua sắm Tài Sản Cố Định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ.

Hiểu được những khó khăn về thủ tục mà các doanh nghiệp thường gặp phải sau khi thành lập công ty, Công ty Luật DC Counsel xin cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp trọn gói với giá thành ưu đãi nhất.

Việc của bạn là chỉ cần tập trung vào công việc kinh doanh, còn các giấy tờ, thủ tục pháp lý đã có chúng tôi – DC Counsel phụ trách.

Công ty Luật DC Counsel xin cam kết chịu trách nhiệm trước công ty các bạn, trước cơ quan nhà nước về công việc của mình. Công việc của bạn là cung cấp cho chúng tôi giấy tờ, thông tin chính xác, trung thực về các thủ tục pháp lý để đưa công ty vào hoạt động chính thức hãy để chúng tôi đảm đương và giải quyết thay bạn.

YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN

Điện thoại: 028.6654.0777 - Email: info@dccounsel.vn
0917.555.253 (LS Thiên Thanh) - 0911.410.053 (LS Ngọc Trâm).
0912.454.342 (LS Mai Hạnh) - 0908.060.304 (LS Đức Chánh).
Văn phòng: Lầu 6, 99 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Đội ngũ luật sư DC Counsel thường xuyên đóng góp ý kiến pháp lý trên các báo điện tử lớn nhất Việt Nam và nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.

 

Leave a Reply